Kính ít cacbon
Mặt tiền chiếm tới 20% lượng khí thải carbon tích hợp của một tòa nhà. Do đó, việc thiết kế mặt tiền với mục giảm thiểu khí thải sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm tác động môi trường tổng thể của công trình. Xét đến việc khu vực này thường sử dụng nhiều kính - đóng vai trò lớn trong hiệu quả năng lượng - thì việc chú ý đến nghiên cứu các dòng kính ít carbon là rất quan trọng.
Theo đó, những tiến bộ kỹ thuật hiện đại đã tạo ra kính ít carbon đầu tiên, ORAÉ®, chứa 64% vật liệu tái chế và chỉ có lượng khí thải carbon là 6,64 kg CO₂ tương đương/m² cho tấm nền 4 mm, giảm 42% so với kính thông thường.
Bằng cách kết hợp kính carbon thấp với lớp phủ hiệu suất cao, chúng ta có thể giảm đáng kể khí nhà kính thải ra trong quá trình sử dụng hàng ngày của tòa nhà. Ưu điểm của sự kết hợp này nằm ở khả năng tận dụng ánh sáng tự nhiên, kiểm soát nhiệt mặt trời và cách nhiệt hiệu quả.
Sáng kiến tiên phong này đã và đang được áp dụng thành công trong bốn dự án:
• Kalifornia ở Hauts-de-Seine, Pháp.
• Le Parc Polyclinic của Tập đoàn Elsan ở Caen, Calvados, Pháp.
• Carré Invalides ở Paris, Pháp.
• Habitat 7 ở Gothenburg, Thụy Điển.
Việc sử dụng kính carbon thấp cho mặt tiền trong mỗi tòa nhà này là một bước tiến quan trọng trên con đường hướng tới trung hòa carbon.
Kalifornia ở Hauts-de-Seine, Pháp.
Le Parc Polyclinic của Tập đoàn Elsan ở Caen, Calvados, Pháp.
Carré Invalides ở Paris, Pháp.
Habitat 7 ở Gothenburg, Thụy Điển.
Đối với những người tìm kiếm các đổi mới bền vững để giảm nhu cầu về thiết bị làm lạnh mà không ảnh hưởng đến hiệu suất kỹ thuật hoặc thẩm mỹ thì kính kiểm soát nhiệt mặt trời mới chính là vật liệu hoàn hảo.
Loại kính này được phủ một lớp đặc biệt ngăn chặn nhiệt mặt trời vào tòa nhà, nhờ đó giảm nhu cầu sử dụng hệ thống làm mát chủ động. Nó vừa tận dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày, vừa bảo vệ công trình khỏi bức xạ mặt trời gay gắt, mang đến ưu điểm kép cho cả công năng lẫn thẩm mỹ.
Với tính linh hoạt cao, kính kiểm soát năng lượng mặt trời ba lớp bạc có thể được sử dụng cho nhiều hạng mục công trình: mặt tiền, cửa sổ, mái nhà, giếng trời, và cả những vị trí kính lớn như vịnh kính.
Hãy cùng điểm qua một vài dự án ấn tượng sử dụng loại kính này:
1. Đại học Sheffield, Anh: Nơi đây nổi bật với mái nhà kính hình tam giác độc đáo sử dụng công nghệ kiểm soát năng lượng mặt trời. Không chỉ tạo nên điểm nhấn kiến trúc, mái nhà này còn giúp cân bằng năng lượng và giảm đáng kể khí thải CO2.
2. Regionens Hus, Gothenburg, Thụy Điển: Mặt tiền tòa nhà được ốp kính thông minh, cho phép ánh sáng tự nhiên tràn vào dồi dào đồng thời kiểm soát nhiệt lượng mặt trời hiệu quả, tạo không gian thoáng mát và tiết kiệm năng lượng.
3. Omniturm, Frankfurt, Đức: Tọa lạc giữa hai tòa nhà chọc trời, Omniturm vẫn tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên nhờ sử dụng kính kiểm soát năng lượng mặt trời. Nhờ đó, tòa nhà vẫn duy trì nhiệt độ thoải mái mà không cần tiêu tốn nhiều năng lượng cho điều hòa.
Đại học Sheffield, Anh.
Regionens Hus, Gothenburg, Thụy Điển.
Omniturm, Frankfurt, Đức.
Bê tông ít carbon
Xi măng, thành phần chính của bê tông, chiếm tới 5% lượng khí thải CO₂ toàn cầu. Nguyên nhân là do quá trình sản xuất xi măng yêu cầu nhiều năng lượng và nguyên liệu có hàm lượng carbon cao. Trong khi đó, bê tông lại là vật liệu được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau nước. Vì vậy, việc phát triển các sản phẩm xi măng ít carbon là điều cấp thiết để giảm khí thải CO₂ và giúp ngành xây dựng chuyển dịch sang nền kinh tế ít carbon.
Việc sử dụng bê tông ít cacbon trong các dự án kiến trúc đang được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
Để ứng phó phó với thách thức này, Công ty Hoá chất hàng đầu Saint-Gobain (CHRYSO & GCP) đã nghiên cứu và tung ra một loạt các phụ gia bê tông và xi măng chuyên dụng. Những phụ gia này giúp sản xuất xi măng và bê tông có hàm lượng CO₂ thấp và cực thấp, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu khí thải nhà kính và thúc đẩy ngành Xây dựng phát triển bền vững hơn.
Việc sử dụng bê tông ít cacbon trong các dự án kiến trúc đang được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Bằng cách sử dụng các vật liệu thay thế xi măng như tro bay, xỉ than, pozzolan hoặc sé nung, lượng khí thải carbon của bê tông có thể giảm tới 50%.
Vật liệu nhẹ
Trong xu hướng vật liệu nhẹ mới đầy hứa hẹn, các chiến lược vách ngăn khô và cách nhiệt đóng vai trò như một phương pháp "khử cacbon" mới, nhằm giảm mật độ vật liệu. Bằng cách sử dụng những vật liệu nhẹ này, lượng chất thải tài nguyên giảm đáng kể, đồng nghĩa với việc tiêu thụ năng lượng và thải khí CO₂ cũng được tiết kiệm hiệu quả.
Các chiến lược vách ngăn khô và cách nhiệt đóng vai trò như một phương pháp "khử cacbon" mới.
Mặt tiền nhẹ mang đến một giải pháp tiết kiệm năng lượng, linh hoạt và dễ thích ứng. Ưu điểm nổi bật của loại mặt tiền này là lắp đặt nhanh chóng, các chi tiết đã được cắt sẵn tại nhà máy và chỉ cần lắp ráp theo quy trình khô tiện lợi.
Khả năng linh hoạt của hệ thống mặt tiền nhẹ này cho phép tích hợp dễ dàng vào nhiều loại công trình khác nhau. Một ví dụ điển hình là dự án cải tạo tòa nhà Cézanne, với mục tiêu kép: tăng diện tích sinh hoạt và cải thiện hiệu quả năng lượng của tòa nhà.
Để duy trì nhiệt độ ổn định sau khi thêm ban công kín làm phần mở rộng cho từng căn hộ nhằm tăng diện tích, thiết kế đã sử dụng Façades F4 như một hệ thống cách nhiệt. Với độ dày giảm bớt, giải pháp nhẹ này đã thay đổi tổng diện tích của dự án lên đến 3.000 m².
Dự án cải tạo tòa nhà Cézanne, với mục tiêu kép: tăng diện tích sinh hoạt và cải thiện hiệu quả năng lượng của tòa nhà.
Đối với cả tòa nhà mới và tòa nhà tái sử dụng, giải pháp mặt tiền nhẹ mang lại lợi ích về nhiệt, âm thanh, môi trường và kinh tế cho cả công trình mới và cũ. Không chỉ giảm tác động môi trường trong suốt vòng đời của tòa nhà, chúng còn tiết kiệm không gian, thời gian và chi phí, góp phần xây dựng một tương lai phát thải ròng bằng 0.
VLXD.org (TH/ Kiến Việt)