DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Cát, Đá, Sỏi

Cát nhân tạo gặp khó vì thiếu hành lang pháp lý

04/05/2017 - 10:03 CH

Cát nhân tạo hay một số nguyên liệu khác có thể thay thế cát tự nhiên, góp phần giảm nạn cát tặc, nhưng vẫn chưa được sử dụng nhiều.
>> Cát là tài nguyên đang được “săn lùng” nhiều nhất trên thế giới
>> Khai thác tràn lan, báo động cạn kiệt cát

>> Cơn sốt cát toàn cầu gây hại thế nào?

Có quy định...

Cách đây 10 năm, ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng giám đốc Công ty CP vật liệu xây dựng Sư Tử Biển - đã cất công đi tìm hiểu, sau đó quyết định đầu tư sản xuất cát nhân tạo (nghiền từ đá qua hệ thống máy nghiền ly tâm trục đứng).

Theo ông Tâm, xét về mặt công nghệ, sản xuất cát nghiền không khó. Giá cát nghiền kích thước từ 0-3,5mm khoảng 450.000 đồng/m3.

“Nếu so với giá cát tự nhiên ở mức 550.000 - 600.000 đồng/m3, cát nghiền dễ chịu hơn" - ông Tâm nói.

"Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa sử dụng nhiều cát nghiền, một phần vì thói quen thích sử dụng cát tự nhiên đã ăn quá sâu trong suy nghĩ của người dùng”.

Ông Lê Thế Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) - cũng cho biết việc sử dụng các nguyên liệu thay thế cát đã được ứng dụng từ 10 năm nay.

Hiện đã có các loại nguyên liệu thay thế cát như cát nghiền, tro, xỉ, thạch cao... đảm bảo các công năng của cát.

Ông Ngọc cho biết mới đây Thủ tướng đã có quyết định 452/2017 phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng.

Theo ông Ngọc, quyết định này khi thực hiện sẽ bảo vệ môi trường và giảm sử dụng tài nguyên. Quyết định đưa mục tiêu đến năm 2020 phải xử lý và sử dụng khoảng 75 triệu tấn tro, xỉ, thạch cao vào sản xuất vật liệu xây dựng.

doithuong247
Tàu khai thác cát trái phép trên sông Mã vừa bị Công an huyện Vĩnh Lộc bắt giữ

... nhưng thiếu tiêu chuẩn

Ông Nguyễn Minh Tâm thừa nhận doanh nghiệp sản xuất cát nghiền mới dừng lại ở sản xuất cát đổ bê tông mà chưa làm ra loại cát xây, vốn có thể làm tăng giá thành sản xuất lên thêm khoảng 25%.

Nhưng ông Tâm khẳng định rằng trở ngại và khó khăn lớn nhất hiện nay không nằm ở lý do trên.

“Vì sao hơn 10 năm qua số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất cát nghiền vẫn còn rất khiêm tốn, dù công nghệ sản xuất lẫn vốn đầu tư cũng không phải là vấn đề lớn? Lý do chính là Bộ Xây dựng cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ thuật gắn với công nghệ sản xuất ra cát nghiền" - ông Tâm chia sẻ.

"Chính vì vậy, sản phẩm chủ yếu được cung ứng cho những ai tin tưởng nhà sản xuất. Để phổ biến rộng rãi, cát nghiền cần các quy định chứng nhận chất lượng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn. Khi đó người tiêu dùng nói chung mới tin tưởng”.

Theo ước tính chưa đầy đủ của ông Tâm, chỉ tính riêng tại TP.HCM nhu cầu cát đã lên đến 500.000m3/tháng, trong khi năng lực cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất cát nghiền chỉ mới đáp ứng được khoảng 1/5.

Ông Lê Thế Ngọc cho biết tại quyết định 452/2017, Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng sớm đưa ra những định hướng, giải pháp, tiêu chuẩn cho vật liệu thay thế cát.

Theo Tuổi trẻ

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng