DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Xuất khẩu: Giải pháp ưu tiên hàng đầu cho ngành thép

17/01/2015 - 04:49 CH

Trong bối cảnh thị trường nội địa trầm lắng và công suất của nhiều loại như phôi, thép xây dựng, thép tấm cán nguội, ống thép, tôn mạ và sơn phủ màu đến nay đã vượt nhu cầu từ 1,5 đến 2 lần, tìm hướng xuất khẩu là giải pháp được ưu tiên hàng đầu.
>> Ngành thép chưa khai thác hết công suất

Năm 2015, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng cả nước dự báo đạt gần 6 triệu tấn, nhưng công suất thép xây dựng của các nhà máy trên cả nước hiện lên đến 11 triệu tấn, vượt gần gấp đôi nhu cầu, theo số liệu về tình hình sản xuất ngành thép trong nước năm 2014 được Bộ Công Thương đưa ra mới đây.

So với mọi năm, năm nay sức tiêu thụ thép giảm hơn 20-30%. 2 tuần trở lại đây, do sức tiêu thụ chậm, hàng tồn nhiều nên các đại lý tiếp tục giảm giá các loại sắt thép. Trong khi đó, theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới, năm 2015, dự báo nhu cầu tiêu thụ thép thế giới sẽ tăng khoảng 2%, đạt 1.594 triệu tấn. Nắm bắt nhu cầu này, ngay khi đi vào hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất thép đã xây dựng chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu.


Trong giai đoạn hiện nay, xuất khẩu vẫn là giải pháp ưu tiên hàng đầu cho ngành thép

Ông Vương Quốc Nguyên - Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Cty TNHH Thép FUCO, KCN Phú Mỹ 2 (huyện Tân Thành) cho biết: Sau 1 năm hoạt động, đến nay, 80% sản phẩm thép của FUCO đã được xuất khẩu sang các nước Trung Đông, Malaysia, Thái Lan, 20% còn lại tiêu thụ tại thị trường nội địa. Hiện nhà máy chưa hoạt động hết công suất, nhưng FUCO đặt ra mục tiêu sẽ hoạt động 100% công suất vào 2 năm tới, đồng thời, mở rộng thị trường sang các nước Bangladesh, Pakistan… Tôn Hoa Sen (HSG) có nhà máy đặt tại KCN Phú Mỹ I, (huyện Tân Thành) hiện cũng đang chiếm 40% thị phần tôn thép nội địa và xuất khẩu đến 30 quốc gia trên thế giới. Thời gian tới, HSG tiếp tục khai thác các thị trường tiềm năng như: Chile, New Zealand, Mỹ, Úc, Mexico... Các sản phẩm thép khác như Posco, Pomina... cũng đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia...

Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tăng lượng sản phẩm tiêu thụ và giảm bớt hàng tồn kho. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thép Việt Nam, để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp thép phải chú trọng đầu tư kỹ thuật để tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thép trong nước phải nỗ lực xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của mình tại các thị trường mới như Mỹ, châu Phi, Trung Đông... Các doanh nghiệp sản xuất thép cũng cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cần có chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

VLXD.org (TH/DĐDN)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng