DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Thị trường xi măng đã tăng trưởng dương

20/10/2014 - 06:48 CH

Nhờ thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi, nhiều nhà ở tư nhân và dự án căn hộ khởi động xây dựng nên thị trường xi măng có dấu hiệu khởi sắc. Lần đầu tiên sau 3 năm thị trường xi măng đã tăng trưởng dương.
Nhận xét về thị trường bất động sản quý III này, Savills Việt Nam cho rằng có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở hầu hết các phân khúc nhà ở để bán, văn phòng cho thuê, bán lẻ… nhờ đó đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ xi măng.

Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, trong 8 tháng đầu năm toàn ngành tiêu thụ được 42,5 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, bán trong nước đạt 32,5 triệu tấn, còn lại xuất khẩu.

Tính đến cuối tháng 8, tổng sản lượng xi măng và clinker xuất khẩu đã đạt 10 triệu tấn. Kết quả tích cực một phần do giá xi măng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về giá hơn so với các nước. Theo Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), trong tháng 9-2014, giá xi măng Việt Nam xuất khẩu dao động trong khoảng 54,5-55 USD/tấn và khoảng 38,2-39 USD/tấn đối với clinker, tăng 3%-4% so với cùng kỳ năm trước. Trong nước, giá bán xi măng của các nhà máy thuộc VICEM dao động trong khoảng 1,22-,56 triệu đồng/tấn tùy khu vực.


Lần đầu tiên sau 3 năm, thị trường xi măng đã đạt kết quả tăng trưởng dương

Mặc dù thị trường đã khởi sắc nhưng nhiều nhà máy vẫn chưa vận hành hết công suất, gây nên lãng phí lớn. Dự tính đến cuối năm nay, tổng công suất sản xuất của các nhà máy xi măng trên toàn quốc sẽ đạt 85 triệu tấn/năm. Như vậy, xuất khẩu xi măng và clinker là giải pháp duy nhất để giải bài toán dư thừa công suất của các nhà máy.

Tuy nhiên, thống kê từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho thấy, giá xi măng và clinker Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong khu vực luôn ở mức khá thấp, chỉ từ 50-55 USD/tấn xi măng, và tầm 38 USD/tấn clinker, trong khi cùng chất lượng đó nhưng giá xi măng bán ở các nước trong khu vực lên đến 75 USD/tấn. Điều đáng buồn là lợi thế xuất khẩu có được là nhờ cạnh tranh giá thấp, nó chỉ góp phần tiêu thụ để giảm tồn kho trong nước, nên doanh nghiệp có nguy cơ xuất càng nhiều càng bị lỗ nặng. Đồng thời, đó cũng là điều đáng lo thêm, bởi nhiều bài học rút ra từ việc bán giá thấp dễ bị kiện bán phá giá ở thị trường nước ngoài.

Theo NLĐ *

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng