DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Xuất khẩu xi măng năm 2014 - Xác định lại mục tiêu

27/11/2014 - 04:14 CH

Xuất khẩu xi măng và clinker 10 tháng đầu năm cho thấy 2014 vẫn là một năm đầy biến động. Các doanh nghiệp vẫn hết sức nỗ lực trong khó khăn để xuất khẩu, như một giải pháp duy trì sản xuất bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Tình hình xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2014

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/11/2014, sản lượng xuất khẩu cộng dồn xi măng và clinker đạt 18.435.821, với tổng giá trị 795.608.361 USD, thu lượng ngoại tệ đáng kể giúp bình ổn cán cân thương mại.



Bảng số liệu cho thấy, trong đó tháng 2/2014 là tháng có sản lượng xuất khẩu mạnh nhất (2.273.565 tấn) so với tháng 9/2014 có sản lượng thấp nhất (1.466.854), với biên độ giảm 35,5 %. Mức chênh lệch này khá khó lý giải.

Trung bình Việt Nam xuất khẩu khoảng 1.784.594 tấn xi măng + clinker/tháng.



Nhìn vào biểu đồ cho thấy, Quý I lượng xuất khẩu khá tốt, trung bình trên 2 triệu tấn/tháng. Giữa Quý II, có sự tụt giảm khá mạnh, đặc biệt bắt đầu từ tháng 5/2014. Tháng 5 xuất khẩu giảm 22,6% so với tháng 4. Điều này được lý giải bởi sự kiện giàn khoan HD981 của Trung Quốc đã gây căng thẳng cho hàng hải khu vực. Các hãng vận tải biển e ngại và hạn chế đi lại hơn, dù các hợp đồng xuất khẩu đã được ký trước đó.

Từ tháng 5 đến nay (giữ Quý IV), sản lượng xuất khẩu tăng giảm với biên độ không lớn, dao động trên dưới giá trị trung bình là 1,5 triệu tấn/tháng, giảm mạnh so với Quý I.

Điều này được lý giải bởi một số nguyên nhân như các các hãng vận tải vẫn còn tâm lý e ngại tình hình bất ổn tại Biển Đông nên hạn chế điều tàu tải trọng lớn. Mặt khác việc Chính phủ triển khai chiến dịch siết chặt quy định về tải trọng đường bộ cũng ảnh hưởng đáng kể đến dòng lưu thông hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, thị trường trong nước có dấu hiệu khởi sắc, các nhà sản xuất quay lại thúc đẩy tiêu thụ nội địa, nhằm giảm chi phí vận tải và thu lợi nhuận tốt hơn.

Xác định lại mục tiêu

Thực tế thời gian qua khi thị trường nội địa giảm cầu, nhiều doanh nghiệp xi măng đã lựa chọn giải pháp xuất khẩu để giảm tồn kho, duy trì sản xuất. Trừ một số nhà máy thuận lợi về cảng biển, đa phần các doanh nghiệp khác quá vất vả trong việc triển khai xuất hàng đi các thị trường nước ngoài. Xi măng là sản phẩm hàng hóa có tỷ trọng lớn. Hệ thống hạ tầng như cầu cảng, bến bãi, đường xá… của Việt Nam chưa thật sự đáp ứng. Đường bộ chất lượng kém, phương tiện vận tải chưa chuẩn mực và gánh quá nhiều các loại chi phí làm luật. Thủ tục hải quan còn nhiều bất cập. Việc kết nối của các cảng biển và các hãng vận tải biến với tàu tải trọng lớn của nước ngoài thật sự chưa tốt, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chủ động và tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Khâu kiểm soát chất lượng xi măng, clinker xuất đi cũng còn nhiều vấn đề. Các chuyến hàng xuất đi của các doanh nghiệp có nhãn hiệu khác nhau vào cùng một thị trường hoặc các lô hàng khác nhau của cùng một thương hiệu hay có chất lượng khác nhau, thiếu ổn định. Khi vào cùng một thị trường, các doanh nghiệp trong nước có thể đã thiếu thông tin của nhau và không có sự liên kết để có thể hỗ trợ nhau trong quá trình xuất khẩu. Hoặc khi đã có hợp đồng, các lô hàng đầu tiên có thể đạt chất lượng tốt, các doanh nghiệp chủ quan buông lỏng kiểm soát dẫn đến các lô sau chất lượng không tốt, thậm chí không đạt yêu cầu. Ví dụ điển hình như tại thị trường Myanmar, một thị trường mới nổi và tràn ngập các dự án đầu tư xây dựng, các dự án xây dựng hạ tầng và khu đô thị của chính các nhà đầu tư Việt Nam lại phải sử dụng xi măng nhập khẩu từ Thái Lan.


Xuất khẩu có thể giải quyết đầu ra trong ngắn hạn, nhưng chắc chắn, không phải là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Kinh nghiệm cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam khá nhanh nhạy trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu và nhanh chóng thuyết phục được khách hàng ở các châu lục xa xôi như châu Phi, Mỹ La tinh, Trung Đông… Nhưng để giữ được thị trường, tạo dựng lòng tin lâu dài, bền vững cần sự nỗ lực hơn rất nhiều. Mỗi khu vực thị trường ở các phương trời xa, DN đã lao tâm khổ tứ, tốn kém rất nhiều nguồn lực thâm nhập thị trường, mà sau đó không giữ được thì đó là một điều đáng tiếc.

Tuy vậy, xuất khẩu có nằm trong chiến lược dài hạn của doanh nghiệp không, đó là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng. Xuất khẩu có thể giải quyết đầu ra trong ngắn hạn, nhưng chắc chắn, không phải là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Hầu hết các nhà sản xuất xi măng Việt Nam đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất là nhắm tới thị trường trong nước. Đó mới là thị trường mục tiêu và còn đầy tiềm năng. Thị trường nội địa với các ưu thế như hệ thống cơ sở hạ tầng mới đang bắt đầu xây dựng, các thị trường quen thuộc, thói quen tiêu dùng, giảm thiểu chi phí vận tải, giảm các rủi ro thị trường… sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiêu thụ và tìm kiếm lợi nhuận hiệu quả hơn.

Cho nên, khi thị trường trong nước có dấu hiệu khởi sắc, các doanh nghiệp xi măng cần quay lại rà soát, đánh giá lại mục tiêu chiến lược, tái cấu trúc doanh nghiệp cho thật chủ động linh hoạt, tổ chức lại các kênh phân phối, chiến lược marketing thật chắc chắn… để tiếp tục chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Lương Xuân Tuân -

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng