DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD kết cấu

Cấu tạo tiêu chuẩn của móng gạch

17/08/2021 - 11:07 SA

Móng gạch trong xây dựng tuy thực hiện đơn giản, không tốn nhiều thời gian, công tác vận chuyển đơn giản. Thế nhưng cũng cần đến những tiêu chuẩn nhất định. Nếu bạn đang có ý định xây nhà cấp 4, nhà 2 tầng đơn giản thì không nên bỏ qua bài viết này.
1. Móng gạch là gì?

1.1 Móng gạch là gì?

Móng gạch là một trong số nhiều loại móng xây dựng cho công trình công nghiệp và dân dụng. Móng gạch được sử dụng phổ biến hơn cho nhà dân dụng. Bởi nó thích hợp cho kỹ thuật xây thủ công, vật liệu có sẵn tại địa phương và chi phí rẻ. 

1.2 Tiêu chuẩn ra quyết định có xây móng nhà bằng gạch

Địa thế nền đất yếu

Tuyệt đối không dùng móng gạch khi xây dựng trên nền đất yếu. Lý do là bởi nền đất không đáp ứng được độ bền, sức chịu tải theo tiêu chuẩn. Khi tiến hành thi công, đất bị biến dạng nhanh chóng và công trình khó có thể tiếp tục. Nếu thi công thì cũng không đạt yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng. Từ đó, dẫn đến những hậu quả như sụt, lún, nứt, thậm chí là đổ công trình.

Nếu bạn vẫn muốn thi công móng gạch trên nền đất yếu, cần tính toán và có phương án gia cố móng phù hợp.

Địa thế nền đất tốt

Tiêu chuẩn cụ thể về nền đất tốt là: đồng bằng, địa chất đất nền ổn định, đất nguyên thổ không qua bồi đắp. Lúc này, quá trình đào móng, thi công xây dựng cũng tiết kiệm được nhiều chi phí.

Móng gạch thường sử dụng cho những ngôi nhà 2 tầng, nhà cấp 4 đơn giản, nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi, công trình phụ trợ. Nhà có thiết kế hình khối đơn giản có tải trọng không quá nặng nề ở vùng nông thôn hay những vùng xa trung tâm. Đặc biệt, loại nóng này cực thích hợp với điều kiện xây dựng thủ công, gạch đã có sẵn và chi phí thấp.

Khi xây nhà bằng móng gạch, bạn không nên xây quá 2 tầng. Móng gạch chỉ có thể chịu được áp lực 15 tấn/m2. Nếu cố quá thì gây ra lún sập, rạn nứt.

doithuong247
Nhà 2 tầng xây bởi móng gạch.

Bề rộng đáy móng B<1,5m thì sử dụng móng gạch càng làm tăng tính kinh tế. Còn nếu B>1,5m thì cần đến bê tông cốt thép. Hơn nữa xây dựng trên diện tích đất lớn sẽ gây ra lãng phí gạch.

Đa số thợ thi công ở quê đều dựa vào kinh nghiệm thực tiễn với những công trình đã làm. Hoặc tham khảo ý kiến của người có hiểu biết về địa chất trong khu vực xây dựng (chọn được móng phù hợp mà không cần phải khoan địa chất). Đó cũng là lý do mà móng gạch thường được áp dụng nhiều hơn cả. Và tiêu chuẩn đưa ra quyết định xây móng nhà bằng gạch đã gần như “nằm lòng” với những người thợ đó.

2. Cấu tạo tiêu chuẩn của móng gạch?

2.1 Kích thước tiêu chuẩn móng gạch

- Chiều rộng đỉnh của móng gạch cần xây dựng hơn kết cấu ở bên trên (so với chân cột, tường) một cấp. Chẳng hạn như tường rộng 2,2m, đỉnh móng phải rộng 3,35m.

- Chiều rộng của đáy móng cần lớn hơn 500mm. Đáy móng của nhà cấp 4, nhà dân có mặt tiếp xúc nằm ngang giữa móng với đất.

- Móng gạch sẽ ưu tiên cho chiều sâu hơn là chiều rộng.

2.2 Tiêu chuẩn sử dụng gạch làm móng

Loại gạch làm móng là gạch không có lỗ, kết cấu đặc, được làm từ đất sét nung. 

Gạch phải là loại tốt nhất trong các gạch, loại A hoặc C. Những viên gạch nhẹ, gạch silicat, gạch không nung kỹ, có dấu hiệu nứt, màu nung không đều…sẽ bị loại ngay lập tức.

- Tiêu chuẩn độ cứng (cường độ nén) của gạch mác > 75

- Vữa dùng làm móng gạch là vữa tam hợp hoặc vữa xi măng trộn cát.

2.3 Phương pháp thực hiện làm móng (bản vẽ móng gạch)

Gạch làm móng thường có kích thước 5,5×10,5x22cm, mạch vữa đứng 1cm, mạch vữa ngang 1,5cm. Để phù hợp với kích cỡ này thì thường áp dụng 2 phương pháp xây giật bậc như sau:

- Độ cao bậc móng: 7 - 14

- Độ cao bậc móng: 14 - 14

Như vậy, chiều rộng cho mỗi lần giật trung bình sẽ là ¼ chiều dài của viên gạch. Góc cứng cho 2 phương án này 26 độ 5, 33 độ 5 được đánh giá là kinh tế. Nhưng cần dùng vữa xi măng cát xây.

doithuong247
Bản vẽ cấu tạo móng gạch.

Tường móng, gối móng có chức năng chịu áp lực chính, thường có dạng hình tháp hay hình chữ nhật, có khi là dậc bậc. Gối móng xây bằng gạch mác > 75, thì vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3 hoặc 1:4 cho nhà cấp 2, cấp 3; vữa tam hợp sẽ theo tỷ lệ 1:1:6 hoặc 1:1:4 cho công trình nhà cấp 4

Móng lệch tâm ở khe lún bậc móng chỉ rộng ½ chiều dài của viên gạch, cao từ 14-21cm (nghĩa là 2-3 hàng gạch)

Gối móng với bậc cuối cùng dày 0,15 - 0,3m. Tùy theo loại nhà sẽ dùng bê tông gạch vỡ mác, bê tông đá dăm từ 100 - 150.

Đệm móng có tác dụng làm sạch, bảo vệ móng. Đồng thời giúp phân bổ đều áp suất dưới đáy móng. Chúng được làm bởi cát đầm dày 5 - 10cm nén chặt.

VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng