DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Bảo vệ người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng cần quyết liệt và hiệu quả hơn

15/03/2012 - 11:01 CH

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, khi đề cập đến lĩnh vực này tất cả đều nhất trí ...



Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, khi đề cập đến lĩnh vực này tất cả đều nhất trí phải được bắt đầu từ doanh nghiệp phục vụ tiêu dùng, sau đó là đến người tiêu dùng với vị thế là thượng đế của doanh nghiệp với các quyền của mình được pháp luật đã công nhận.


Thời đại thông tin công nghệ đang phát triển trên thế giới, không có lý do gì mà thông tin về hàng hóa bao gồm: giá cả, chất lượng, bảo hành.... không được công bố một cách minh bạch, công khai, trung thực cho người tiêu dùng xã hội.Thông tin được tốt chính là các doanh nghiệp cùng các cơ quan quản lý đã chủ động bảo vệ người tiêu dùng.

Mặt khác người tiêu dùng mặc dù không thể làm người “Tiêu dùng thông thái” nhưng cũng phải thông minh khôn khéo để lựa chọn mua hàng bằng cách tìm đến các địa chỉ, các thương hiệu tin cậy lâu dài để giảm bớt các rủi ro trong mua bán hàng hóa hàng ngày. Đồng thời khi gặp sự cố cần tìm ngay đến các cơ quan có trách nhiệm để giải quyết sớm.

Ngày nay trên thế giới đã đề cập đến quyền lực mềm của người tiêu dùng, đó là phản đối quyết liệt các hành vi vi phạm quyền lợi của họ, đồng thời cần tẩy chay quyết liệt để sản phẩm gây hại đó không có đường tiêu thụ và không tồn tại, Doanh nghiệp sẽ bị phá sản bởi hành động quyết liệt của xã hội.

Bài học vi phạm môi trường xã hội của VeDan những năm qua là một bài học đắt giá cho doanh nghiệp nào cố tình vi phạm các quy tắc ứng xử tối thiểu với môi trường ở một xã hội đang hướng tới văn minh, hiện đại, một thời gian dài người tiêu đùng đã không tiêu thụ mì chính của họ, gây điêu đứng khổ sở cho doanh nghiệp mà nguyên nhân chính của sự kiện này là do họ gây ra và họ phải trả giá đắt.

Kinh nghiệm thực tế trong những năm qua là trong khi xã hội chỉ quan tâm đến những hành động sai trái của các doanh nghiệp gây hậu quả trực tiếp cho người tiêu dùng thì những hành động gián tiếp gây hậu quả rộng lớn cho toàn xã hội thì ta lại ít đề cập đến đó là:

Một số doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ là đầu vào của toàn xã hội, nhưng lại mang dáng dấp của độc quyền như: xăng dầu, điện, than, nước sạch, v...v..., mỗi quyết định về giá cả vội vã, ít tính toán mang tính cục bộ cùng  quản lý chất lượng hàng hóa còn thấp, thiếu trách  nhiệm của họ gây thiệt hại, làm ảnh hưởng đến toàn xã hội tiêu dùng. Không thể hi sinh quyền lợi của hàng chục triệu người cho một nhóm lợi ích không chính đáng.

Vi phạm quyền lợi của doanh nghiệp là một chuyện, đáng nói hơn lại có sự dung dưỡng, biện hộ của các cơ quan quản lý cấp bộ ngành về những mặt hàng đó. Người tiêu dùng không thể chấp nhận: với lý do phải tăng giá xăng do không chống được buôn lậu xăng dầu ở biên giới Tây Nam, dư luận cũng không thể chấp nhận giải thích là: không thể kiểm toán được giá xăng dầu, trong khi một yếu tố quan trọng trong kinh doanh là phải được giải trình về lãi, lỗ xăng dầu chưa được giải đáp, mà họ vẫn được cấp trên bù lỗ.

Ở lĩnh vực Ngân hàng trong năm 2011, chúng ta cũng không hiểu nổi cách điều hành ở Việt Nam là cùng việc công bố chặn lãi suất đầu vào của tiết kiệm, song lại thả nổi đầu ra cho cơ quan Ngân hàng mang lại lợi nhuận khổng lồ hàng 1000 tỷ đồng/ 1 năm. Trong khi đó những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lại điêu đứng với lãi vay cao ngất trời bị thả nổi, trăm dâu đổ vào đầu tằm, hậu quả của việc làm phi lí này là cho mặt hàng sản xuất ra có giá cao ngất ngưởng, tồn kho cao không tiêu thụ được góp phần gây ra lạm phát, thực tế đã có hàng 10.000 doanh nghiệp đã phá sản trong năm 2011và người dân phải mua hàng với giá cao một cách bất hợp lý do lãi vay quá cao không quản lý đầu ra.

Một đất nước với bình quân đầu người với trên 1000 USD/1 năm song nhiều loại giá hàng hóa lại cao gấp 2, gấp 3 so với các nước trong khu vực và thế giới, điều phi lý đang diễn ra ở Việt Nam mà vẫn chưa khắc phục được.

Kết luận lại còn nhiều và còn rất nhiều ví dụ khác có thể viết ra, song chung quy lại chúng ta mới bảo vệ người tiêu dùng bằng các văn bản, chỉ thị là chính, còn tổ chức thực hiện điều kiện thực hiện và hành động chưa thực sự quyết liệt và chưa làm được bao nhiêu cho người tiêu dùng Việt Nam.

Bởi vậy nếu muốn bảo vệ người tiêu dùng thì các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương phải thực hiện quyết liệt một số giải pháp cơ bản sau đây:

Sớm xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, độc quyền kinh doanh hàng hóa, nhất là các hàng hóa trọng yếu đầu vào cho toàn xã hội. Khẩu hiệu “Thị trường, thị trường, cạnh tranh, cạnh tranh” là câu trả lời tốt nhất cho việc tiến tới bảo vệ người tiêu dùng một cách toàn diện nhất, triệt để nhất, hiệu quả nhất.

Các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc thận trọng khách quan trước khi ra các cơ chế, chính sách động chạm đến toàn xã hội tiêu dùng, cần thiết phải có những cuộc thẩm định khoa học, và các phản biện xã hội, các cuộc kiểm toán minh bạch công khai thường xuyên, nhất là các vấn đề có liên quan đến giá cả, chất lượng hàng hóa thiết yếu của nhân dân, các vấn đề có liên quan đến túi tiền, đời sống, sức khỏe của nhân dân.

Đi đối với bổ sung cần xây dựng đủ các luật pháp có liên quan đến quyền lợi của người tiêu dùng cần tổ chức tốt công tác thi hành pháp luật, thực hiện kỷ cương phép nước, nghiêm trị những tổ chức, cá nhân vi phạm đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ quyền lợi chính đáng người tiêu dùng. Xây dựng sớm luật về hội, hiệp hội để hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, xứng đáng là người đại diện hợp pháp có hiệu lực trước quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng Việt Nam. Tất cả  vì một đất nước phát triển lành mạnh và vững chắc , tất cả vì hạnh phúc của nhân dân./.

Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội siêu thị thành phố Hà Nội.

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng