DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Doanh nghiệp

Thép Việt Ý trước cánh cửa hủy niêm yết

27/03/2020 - 02:15 CH

Kinh doanh dưới giá vốn, lại thêm gánh nặng lãi vay, tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Thép Việt Ý (Visco) không mấy sáng sủa sau 2 năm “thay máu” cổ đông.
Bước lùi của Visco

Visco là một trong các công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, ở năm thứ 13 giao dịch trên sàn, cánh cửa hủy niêm yết đang đến gần với cổ phiếu VIS, nếu Visco “hoàn thành” mức lỗ kế hoạch đề ra cho năm 2020.

Theo kế hoạch kinh doanh đã được HĐQT phê duyệt, quy mô doanh thu năm nay dự kiến sẽ thu hẹp 22%, còn 3.634 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu là âm 65,66 tỷ đồng, vẫn khả quan hơn khoản lỗ gần 219 tỷ đồng của năm trước và 326 tỷ đồng hồi năm 2018.

doithuong247

Năm 2017 đánh dấu sự chuyển mình của Visco khi vừa “thay máu” cổ đông, vừa hoàn tất tăng gấp rưỡi vốn, lên 738 tỷ đồng. Tổng công ty Sông Đà - công ty mẹ, đồng thời là cổ đông sáng lập đã dần rút sạch vốn tại Visco. Đến tháng 8/2017, Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng đã sở hữu 65% vốn Visco và chuyển nhượng lại một phần vốn cho đối tác Nhật Bản Kyoei Steel ngay 3 tháng sau đó. Hiện cổ đông Nhật Bản sở hữu 73,81% vốn Visco, trong khi Thái Hưng chỉ còn nắm giữ 20% vốn.

Nhiều kỳ vọng được đặt ra từ bước chuyển trên, như việc đầu tư mới vào nhà máy cán thép từ nguồn vốn huy động sau tăng vốn và kết hợp với công ty mẹ Thái Hưng - doanh nghiệp có thị phần phân phối lớn trong ngành thép xây dựng. Nhưng thực tế, bức tranh kinh doanh lại không mấy sáng sủa.

Visco thay đổi phương án đầu tư sau đó, sang dự án điều chỉnh công nghệ nhà máy luyện phôi thép từ lò điện sang lò cảm ứng, bổ sung vốn lưu động và trả nợ vay. Việc mở rộng thị phần dù đạt kết quả khích lệ năm 2017, song xu hướng giảm giá thép thời gian qua khiến Visco phải đánh đổi lợi nhuận, kinh doanh dưới giá vốn.

Lý giải về mức giảm 12% doanh thu cùng khoản lỗ ròng 218 tỷ đồng năm 2019, ông Satoshi Sugino, Phó tổng giám đốc Visco cho biết, Công ty đã phải chấp nhận giảm giá bán để có thể tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, các chi phí sản xuất như điện, nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào liên tục tăng.

Với sản phẩm phôi thép, Công ty không cạnh tranh được về giá do sử dụng công nghệ sản xuất bằng lò điện. Sản lượng tiêu thụ giảm cùng việc phải nhiều lần sửa chữa dây chuyền cũ đã kéo chi phí cố định trên mỗi đầu sản phẩm tăng lên, lỗ càng thêm lỗ.

Theo ông Sugino, việc dừng đầu tư các dự án không còn phù hợp và trích lập các khoản công nợ từ 2-3 năm trước không đòi được cũng gây ra chi phí bất thường lớn. Visco phải trích lập dự phòng thêm 24 tỷ đồng trong 2 năm qua, nâng tổng nợ xấu lên hơn 102 tỷ đồng.

Hết năm 2019, lỗ lũy kế của Công ty đã xấp xỉ 545 tỷ đồng, tương đương 73,8% vốn điều lệ - mức lớn nhất trong lịch sử hoạt động của Visco. Không chỉ là bước lùi trong kinh doanh, hoạt động công bố thông tin và quản trị Công ty cũng bị cơ quan quản lý nhắc nhở, phạt 140 triệu đồng.

Năm 2020 thêm khó

Các tính toán của Visco cho năm 2020 được thực hiện hồi đầu tháng 2, nên chưa tính đến biến cố bất thường từ sự bùng phát của đại dịch Covid-19, khi đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp thép đều chịu ảnh hưởng ít nhiều từ yếu tố này.

Những năm trước, phần lớn đầu mối thu mua phế liệu thép và đầu ra chính của Visco là Thái Hưng, với tỷ lệ doanh thu bán hàng 31% (năm 2017) và 40% (năm 2018). Tuy nhiên, giao dịch bên liên quan giữa Visco và Thái Hưng đột ngột giảm mạnh trong năm 2019.

Doanh thu bán hàng cho cổ đông này năm 2019 chỉ xấp xỉ 310 tỷ đồng, giảm 87% so với cùng kỳ và chỉ chiếm khoảng 6,6%. Visco đã tự xoay xở tiêu thụ ngoài thị trường trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về giá. Cuộc cạnh tranh từ năm 2019 nhiều khả năng sẽ tiếp tục kéo dài vì tác động của dịch bệnh. 

Nguồn vốn huy động được từ 3 năm trước vẫn chưa thể cải tiến năng lực sản xuất của Visco. Lò luyện phôi thép của Công ty vẫn là lò điện với giá thành cao, không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Visco còn chịu gánh nặng tài chính khi đang phụ thuộc tới 80% từ nguồn vốn vay. Riêng vay tín dụng từ các ngân hàng đã xấp xỉ 1.500 tỷ đồng.

Nhờ sự bảo lãnh của Công ty mẹ Kyoei Steel, Visco được tiếp cận 2 khoản vay từ ngân hàng Sumitomo Mitsui và MUFG mà không cần thế chấp tài sản. Số tiền vay riêng 2 định chế tài chính Nhật Bản này đến cuối năm 2019 đã lên tới hơn 1.400 tỷ đồng. Visco nhờ đó cũng có thể đáo hạn, thậm chí thanh toán sớm khoản nợ với các ngân hàng nội.

Chi phí lãi vay năm 2019 cũng phần nào được nhẹ bớt, từ 84 tỷ đồng năm 2018 xuống còn 77 tỷ đồng. Nhưng với tình trạng kinh doanh dưới giá vốn trong thời gian dài như vừa qua, các khoản chi phí lãi này trở thành gánh nặng lớn đang ăn mòn lợi nhuận và vốn điều lệ của Công ty.
 
VLXD.org (TH/ Đầu tư)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng