DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Đầu tư - Chứng khoán

Quỹ đầu tư bất động sản chính thức hoạt động

21/09/2012 - 06:17 SA

Từ ngày 15/9, Nghị định 58 của Chính phủ có hiệu lực sẽ cho phép quỹ đầu tư bất động sản (BĐS) được tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng.

Đây là sự hiện thực hóa một trong nhiều nội dung quan trọng trong Chỉ thị số 2196/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/12/2011, về tăng cường quản lý thị trường BĐS. Việc thực hiện các nội dung của Chỉ thị nhằm chấn chỉnh thị trường BĐS, không để thị trường này trở thành nhân tố tác động gây ra lạm phát cao và nền kinh tế 'bong bóng', kiểm soát hiệu quả dòng vốn đầu tư vào thị trường BĐS để chống đầu cơ, nhưng cũng tránh gây sốc, làm đóng đóng băng thị trường BĐS, gây tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội.


Quỹ đầu tư bất động sản để tạo thêm nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường BĐS

Riêng về nội dung thứ 3 của Chỉ thị 2196 có nêu rõ: Cần sớm nghiên cứu, tạo hành lang pháp lý để hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng như: Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ cho người lao động có điều kiện mua nhà, Quỹ đầu tư BĐS để tạo thêm nguồn cung cấp vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản.

Từ hôm nay, 15/9, Quỹ đầu tư BĐS chính thức đi vào hoạt động với quy định chung: Quỹ không được cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, tổng các khoản vay không vượt quá 5% giá trị tài sản ròng.

Ngoài ra, quỹ đầu tư BĐS phải đảm bảo tối thiểu 65% giá trị tài sản ròng được đầu tư vào BĐS. Bên cạnh đó, quỹ phải đảm bảo tối đa 35% giá trị tài sản được đầu tư vào tiền, giấy tờ có giá, chứng khoán niêm yết, chứng khoán giao dịch, trái phiếu chính phủ. Tài sản của quỹ đầu tư BĐS phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát. BĐS phải được nắm giữ trong thời gian tối thiểu 2 năm kể từ ngày mua.

Đồng thời, Quỹ được đầu tư vào nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành. Nếu là công trình đang xây dựng dở dang thì phải bảo đảm đã có hợp đồng giao dịch với khách hàng có thể bán được hoặc sử dụng được, dự án phải được thực hiện đúng tiến độ, không phải là đất chưa có công trình xây dựng...

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà & TTBĐS, Bộ Xây dựng, thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, giá cả hợp lý sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngược lại, thị trường BĐS thiếu ổn định, giá cả bất hợp lý sẽ có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho nhân dân.

Bởi, thị trường BĐS không chỉ là ngành tạo cơ sở vật chất cho xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà còn góp phần tạo công ăn, việc làm và thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển, đồng thời đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Theo Báo Xây dựng

 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng