DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Đầu tư - Chứng khoán

Lạm phát và lãi suất sẽ giảm dần về cuối năm

31/05/2011 - 11:27 SA

Theo TS Trần Du Lịch, Giờ chỉ còn vấn đề là liệu thị trường bất động sản có "vỡ" hay không dưới áp lực lãi suất cao.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, TS. Trần Du Lịch - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đưa ra nhận định, khả năng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 sẽ hạ nhiệt hơn so với tháng 5, giảm xuống chỉ còn khoảng hơn 1% và có thể dần bớt nóng trong những tháng tới.

Lạm phát tháng 5 có dấu hiệu hạ nhiệt so với 4 tháng trước, song theo nhận định được đưa ra từ các tổ chức tài chính nước ngoài, áp lực lạm phát còn lớn trong những tháng tới đây. Nhận định của ông như thế nào về vấn đề này?

Theo tôi, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 sẽ có xu hướng giảm xuống, dự kiến chỉ còn khoảng hơn 1% (so với tháng 5 là 2,2%, tháng 4 là 3,2%...) và khả năng lạm phát tháng 7 sẽ giảm thấp hơn. Diễn biến lạm phát sẽ giống như năm ngoái, những tháng cuối năm không tăng cao nữa. Vì thế, tôi cho rằng, có thể lạm phát cả năm nay sẽ ở mức 14 - 15%.

Tuy nhiên, để đạt được con số này, cần phải kiên trì thực hiện các mục tiêu đưa ra trong Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng như kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu NHNN đề ra.

Trong các cuộc họp gần đây, Chính phủ và các bộ, ngành cũng đã thống nhất không để áp lực dư luận làm thay đổi mục tiêu. Do đó, mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20% sẽ được NHNN thực hiện nghiêm ngặt.

Nhưng không ít ý kiến cho rằng, nếu "thắt" tín dụng quá chặt sẽ là mối đe dọa lên tăng trưởng và thực tế, điều này đang gây khó khăn lớn cho các DN?

Có thể trong tháng 6 tới, tín dụng sẽ còn được kiểm soát chặt hơn và dòng tiền sẽ được ngân hàng rút về để đảm bảo các quy định đưa ra của NHNN, như việc giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng ở lĩnh vực phi sản xuất (về dưới 22% trước 1/7). Nhưng quan trọng hơn là các nhà băng phải đáp ứng được mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%.

Tôi cho rằng, như thế cũng tốt. Vì từ đó, khách hàng, nhất là các DN, có thể cơ cấu lại nguồn vốn sử dụng, tận dụng nguồn tự có.

Song khả năng sang tháng 7, cung tiền sẽ tăng dần, nhằm giảm sự căng thẳng thanh khoản về cuối năm, đồng thời để đạt mức 16% tăng tổng phương tiện thanh toán như mục tiêu NHNN đưa ra. Theo đó, lãi suất cũng sẽ giảm dần trong những tháng cuối năm.

Với yêu cầu và cách chống lạm phát như vậy, tăng trưởng kinh tế cao là rất khó. Mục tiêu GDP đặt ra cho năm 2011 có thể chấp nhận ở mức 6% là đã cao hơn năm 2009 (5,32%). Theo tôi, với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2011 như trên, sẽ không xảy ra tình trạng thất nghiệp trên diện rộng, nên đừng quá nóng ruột về chuyện tăng trưởng của năm nay.

Áp lực lãi suất cao cùng với việc các ngân hàng phải giảm tỷ lệ dư nợ cho vay phi sản xuất đang khiến một số kênh đầu tư mất thanh khoản. Trong đó, phải kể đến là chứng khoán và bất động sản. Ông nhìn vấn đề này như thế nào?

TTCK có chức năng chính là kênh huy động vốn trực tiếp từ công chúng và chủ yếu mang tính dài hạn. Do đó, việc các ngân hàng giảm dần dư nợ cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất cũng là điều cần thiết để hạn chế việc lạm dụng tín dụng ngân hàng vào đầu cơ chứng khoán.

Các khoản vốn cho vay chứng khoán thường có kỳ hạn ngắn ngày, nên việc thu hồi nợ vay cũng sẽ thực hiện nhanh hơn.

Giờ chỉ còn vấn đề là liệu thị trường bất động sản có "vỡ" hay không dưới áp lực lãi suất cao. Theo tôi, hiện giá nhà đất vẫn rất cao, dù thanh khoản trên thị trường bất động sản rất kém. Lý do của tình trạng này, một phần là do trước đó, các "đại gia", nhà đầu cơ trên thị trường này đã quá tham lam, không chịu nhả hàng và cứ nghĩ sẽ tiếp tục giữ được bằng cách mượn thêm vốn ngân hàng để kinh doanh.

Chính các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ cũng tiếp tay cho nhà đầu cơ nên giờ NHNN "siết" lại tín dụng ở lĩnh vực này thì chắc chắn sẽ có khó khăn. Nhiều DN nhà đầu cơ và ngân hàng sẽ phải chấp nhận khó khăn này vì hiện tại, chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.

Mặt bằng lãi suất huy động thực tế hiện nay đã bỏ xa mức "trần" 14%/năm của NHNN, nhưng tiền đồng vẫn không chảy vào ngân hàng. Vậy theo ông, có cần thiết phải duy trì mức trần này?

Tôi cho rằng, trần lãi suất huy động 14%/năm sẽ được xem xét để gỡ bỏ. Vì thực sự lý do NHNN không đặt trần lãi suất cho vay là nhằm hướng đến nguyên tắc lãi suất thị trường.

Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường cần thiết nhất thời phải áp dụng các biện pháp hành chính để ổn định nên NHNN đã đưa ra mức trần 14%/năm. Nguyên tắc chỉ đạo chung là lãi suất thực dương, nhưng ở thời điểm này có thể âm một chút. Đó cũng là tình trạng chung ở một số nền kinh tế hiện nay, chẳng hạn ở Mỹ, lạm phát 3 - 4% trong khi lãi suất bằng 0%.

TL- Theo Cafe

Thương hiệu vật liệu xây dựng