Khách tìm hiểu mua hàng tại một cửa hàng vật liệu xây dựng ở TP. Biên Hòa.
Doanh nghiệp dự đoán giá cả nguyên vật liệu và các mặt hàng thành phẩm vẫn đang “neo” nên sức mua chưa thể tăng mạnh. Dự kiến những tháng cuối năm, khi dự án, công trình xây dựng, nhà ở tăng tốc thực hiện, thị trường sẽ khởi sắc hơn.
Hàng tồn kho tăng
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất gạch lát sân nền với quy mô nhà xưởng hơn 5.000 m² và năng lực cung ứng 10.000 viên gạch mỗi ngày, Công ty TNHH Lộc Gấm Phát (TP.Biên Hòa) đang cung cấp gạch cho nhiều công trình, dự án lớn trên địa bàn Đồng Nai và vùng lân cận. Bà Đỗ Thị Hồng Nhung, chủ doanh nghiệp cho biết, năm nay kinh doanh không thật sự thuận lợi. Hàng tồn kho có những thời điểm tăng mạnh so với thời gian trước.
Theo bà Nhung, nguồn nguyên liệu đầu vào tăng cao và ngày càng khan hiếm, chi phí từ xăng dầu đến cát, đá, xi măng chuyên dụng cho sản xuất tăng giá, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, so với trước thời điểm dịch bệnh, nhu cầu về cũng bị chững lại. Nguyên do là các công trình xây dựng lớn, khởi công mới ít hơn, phần nhiều là các công trình chuyển tiếp. Thời điểm này các năm trước dịch bệnh Covid-19 bùng phát, gạch sản xuất ra tới đâu tiêu thụ tới đó, nhưng hiện vẫn có hàng tồn kho.
Chúng tôi vẫn duy trì sản xuất đều đặn và cố gắng mở thêm các kênh tiêu thụ mới nhằm đẩy mạnh doanh số bán hàng của mình, giữ việc làm ổn định cho người lao động, bà Nhung chia sẻ.
Tiêu thụ hàng hóa khó khăn hơn trong thời gian này cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp chuyên mua bán sắt, thép, gạch, đá.
Ông Phạm Văn Sĩ, Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu xây dựng và Trang trí nội thất Tiến Dũng (TP.Biên Hòa) chuyên cung ứng sắt, thép, xi măng nhận định, việc kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Cao điểm xây dựng đã qua khi thời tiết đang vào mùa mưa, tiến độ công trình, nhà ở chậm lại nên kéo theo giảm nhu cầu tiêu thụ. Bên cạnh đó, vào tháng 7 âm lịch, tâm lý người dân cũng ít xây nhà hơn. Điều này làm cho số lượng bán ra của cửa hàng vật liệu xây dựng thô giảm mạnh.
Theo các doanh nghiệp, tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, các mặt hàng khác như: xi măng, gạch, cát sỏi cũng tương tự nên cả chủ đầu tư công trình lẫn nhà thầu và nhà cung ứng vật liệu đều gặp khó.
Kỳ vọng khởi sắc vào cuối năm
Đối với doanh nghiệp ngành Xây dựng dân dụng, giá vật liệu tăng vọt làm chi phí xây dựng tăng mạnh sẽ giảm lợi nhuận. Đặc biệt, với các công trình của Công ty đã làm hợp đồng với chủ đầu tư theo dạng khoán trọn gói thì khi giá thép, , cát, đá tăng, phía nhà thầu phải chịu. Mặt khác, lượng khách hàng dù đã có kế hoạch xây nhà nhưng khi giá tăng cao sẽ xem xét hoãn kế hoạch. Một số khác thì điều chỉnh lại quy mô của mình.
Sản phẩm gạch lát sân của Công ty TNHH Lộc Gấm Phát được bàn giao cho khách hàng.
Bà Lương Thị Quỳnh Thoa, đại diện Công ty TNHH Xây dựng Xu Hướng Việt (TP.Biên Hòa) cho hay, doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng xây dựng mới. Theo đó, các chủ đầu tư nhà ở thường tránh phải làm nhà 2 năm nên những công trình, dự án biệt thự lớn phải lùi thời gian khởi công hoặc chỉ ký hợp đồng ghi nhớ trước, đợi thị trường “hạ nhiệt” hơn nữa.
Hiện doanh nghiệp chỉ có thể triển khai khởi công các dự án nhà phố vì quy mô nhỏ hơn, có thể kịp hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2023 cho người dân mà không khởi công công trình lớn, bà Thoa chia sẻ.
Trong khi đó, đại diện Công ty CP Vận tải Sản xuất Tiến Phát (H. Long Thành) Trịnh Thị Ngọc Hiền cho hay, từ đầu năm 2022 đến nay, nguồn cung ứng một số loại vật liệu, nhất là đá và khan hiếm hơn, doanh nghiệp phải nỗ lực để tìm các nguồn dự trữ bởi những tháng cuối năm, khi các nhà thầu đẩy mạnh thi công thì nguy cơ thiếu hàng lại càng lớn.
VLXD.org (TH/ Báo Đồng Nai)