DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sản xuất xanh

Đang tọa đàm trực tuyến “Để ngành Thép, Xi măng phát triển ổn định và bền vững”

24/07/2013 - 05:52 CH

Hôm nay, 24/7, từ 8 giờ 30 phút, Báo Công Thương điện tử tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Để ngành Thép và Xi măng phát triển ổn định, bền vững” nhằm trao đổi về những vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm tới ngành Thép và Xi măng.



Tham dự tọa đàm có đại diện Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), Hiệp hội Thép, Hiệp hội Xi măng, Hiệp hội Năng lượng, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, xi măng, các cơ quan thông tấn, báo chí...


Khách mời tọa đàm chính:

Ông Bùi Quang Chuyện - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương)

Ông Nguyễn Tiến Nghi- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam

Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Tọa đàm sẽ tập trung vào các vấn đề chính:

Đánh giá tổng quan về ngành Thép, Xi măng của Việt Nam.

Năng lực cạnh tranh và thực trạng tiêu thụ sản phẩm thép, xi măng sản xuất trong nước.

Sử dụng năng lượng điện của ngành Thép và Xi măng.

Những nội dung trao đổi trong tọa đàm đã và đang được các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các địa phương, độc giả của Công Thương điện tử đặc biệt quan tâm. Chẳng hạn, vấn đề quy hoạch của ngành Thép, Xi măng đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng mấy năm trở lại đây, đó là quy hoạch bị phá vỡ, cung vượt cầu, công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng tới môi trường, tiêu tốn điện năng... Hoặc gần đây là dự thảo lần 3 quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện của Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp, trong đó, dự kiến giá bán lẻ điện áp dụng đối với ngành Thép, Xi măng cao hơn so với các ngành sản xuất khác đã tạo ra khá nhiều luồng ý kiến khác nhau... Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác như: Quy hoạch hệ thống và phân phối sản phẩm thép; Cạnh tranh trên thị trường thép, xi măng; Giá thép, xi măng...

Cuộc tọa đàm chắc chắn sẽ có thêm những thông tin, ý kiến, những đề xuất, kiến nghị về chính sách, giải pháp đối với hai ngành Thép và Xi măng.

Công Thương Điện tử cập nhật liên tục nội dung của buổi tọa đàm trực tuyến sau đây:

Hỏi: Thưa ông Bùi Quang Chuyện, để giúp các DN cũng như độc giả hình dung một cách tổng thể về ngành thép, là cơ quan QLNN trực tiếp, ông có thể cho biết thực trạng về ngành thép VN hiện nay như thế nào ? (khả năng cung - cầu của các sản phẩm thép).



Trả lời: Ông Bùi Quang Chuyện - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công Thương:

Sau 5 năm  thực hiện Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4/9/2007, về thực trạng cơ bản ngành Thép đã thực hiện tốt mục tiêu của Quy hoạch là đáp ứng đủ và kịp thời về số lượng và chủng loại các sản phẩm thép cho nền kinh tế, không để xảy ra tình trạng thiếu thép.

Sản xuất phôi thép, thép xây dựng, thép cán nguội, thép ống, tôn mạ và tôn phủ màu đã đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng trong nước và đang hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm này.

Sản lượng phôi thép và thép thành phẩm năm 2011 đến nay

Việc đầu tư vào ngành thép đã có nhiều thành phần kinh tế tham gia (Doanh nghiệp nhà nước, dân doanh, FDI, liên doanh); đã có sự quan tâm đầu tư vào khâu thượng nguồn (sản xuất phôi thép)

Tuy nhiên ngành Thép còn bộc lộ một số tồn tại, đó là: chưa cân đối nhu cầu sản phẩm (có một số sản phẩm cung vượt xa so với cầu, nhưng có nhiều sản phẩm phải nhập khẩu);

đa số các doanh nghiệp sản xuất thép với quy mô công suất nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu và chưa thân thiện với môi trường, đặc biệt các chỉ số tiêu hao như tiêu hao than cốc (đối với Lò cao), điện năng và điện cực (đối với Lò điện hồ quang).

Về khả năng cung cầu, một số sản phẩm như phôi thép vuông, thép xây dựng hiện chúng ta đã đáp ứng đủ, vượt 1,5 đến 2 lần so với nhu cầu sử dụng. Một số sản phảm hiện đang phải nhập khẩu sẽ được được đẩy mạnh đầu tư để sản xuất trong thời gian tới.

Hỏi: Xin ông cho biết quy hoạch ngành xi măng hiện nay có những tồn tại và phát sinh những vấn đề gì, thưa ông?



Trả lời: Ông Nguyễn Văn Thiện – Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam:

Quy hoạch về ngành xi măng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011. Đây là quy hoạch định hướng cho giai đoạn 2011-2020, có tính đến năm 2030. Theo quy hoạch, tổng công suất đến năm 2015 đạt 75 triệu tấn. Quy hoạch này là đúng đắn dự báo được tình hình phát triển của đất nước.

Trước đó, nước ta luôn phải nhập khẩu xi măng, như năm 2005 về trước lúc nào Việt Nam cũng phải nhập khoảng 4-5 triệu tấn/năm.

Để phát huy nguồn lực tài nguyên đất nước cho phát triển kinh tế, xi măng được xác định là “bánh mỳ xây dựng”. Tuy nhiên, không ai lường trước kinh tế thế giới từ 2010 lại đây suy thoái, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Trước tình hình đó, Chính phủ đã thắt chặt đầu tư công, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, năm 2011 bất động sản đóng băng. Tất cả những điều trên ảnh hưởng đến ngành xi măng dù quy hoạch đúng đắn. Nếu không khó khăn thì năm 2011 nước ta vẫn tiêu thụ 55 triệu tấn

Trước tình hình đó, giải pháp cho xuất khẩu ngành xi măng đã được thực hiện nhằm tiêu thụ đủ 55 trtiệu tấn. Năm 2012 tiêu thụ nội địa 46 triệu tấn, ngành xi măng tiêu thụ qua xuất khẩu 9 triệu tấn nên sức tiêu thụ cũng khoảng 55 triệu tấn.

Tuy nhiên, đến năm 2015 năng lực sản xuất 75 triệu tấn thì vẫn dư thừa. Để giải quyết  cần đẩy mạnh xuất khẩu năm nay xuất khẩu tầm 10 triệu tấn

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã xem xét, rà soát quy hoạch tạm hoãn khoảng 10 dự án xi măng. Về công nghệ: quy hoạch đã khẳng định sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa năng lượng… Đến năm 2015 tất cả dự án xi măng có thiết bị tận dụng nhiệt khí thải, nhà máy xi măng sẽ tự sản xuất khoảng 15% lượng điện tiêu thụ. Cuối năm 2013 tổng công suất  70 triệu tấn và 68,5 tấn được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến.

Tôi xin khẳng định với ngành điện: Công nghệ ngành xi măng là công nghệ hiện đaị, không tiêu tốn năng lượng.

Hỏi: Xác định Thép và Xi măng là một trong những ngành quan trọng trong việc sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, vì vậy, trong những năm qua, đầu tư vào ngành thép và xi măng đã được hưởng ko ít chính sách ưu đãi của Nhà nước. Trong số những DN phát huy được lợi thế nhưng cũng không ít DN đã không theo kịp được xu thế này. Ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?



Trả lời: Ông Nguyễn Tiến Nghi- Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA):

Ngành thép cũng như các ngành khác trong nước mới được phát triển sau khi nhà nước chuyển đổi nền kinh tế. Quá trình phát triển của ngành tương đối tốt, từ chỗ sản lượng thép xây dựng dưới 1 triệu tấn, hiện công suất lắp đặt cho sản lượng thép xây dựng là trên 10 triệu tấn.

Thời gian đầu, do tình hình tài chính của các nhà đầu tư còn thấp nên công nghệ chưa được tiên tiến. Tuy nhiên, từ 2005 đến nay, các nhà đầu tư đã chọn lựa những công nghệ thiết bị hiện đại, tiên tiến hơn. Thực tế, ngành thép Việt Nam so với các nước trong khu vực đều không thua kém. Gần đây nhiều  công nghệ còn tiên tiến hơn các nước  khu vực. Đơn cử như Doanh nghiệp thép Việt chỉ đầu tư công nghệ thiết bị của G7; lò công suất lớn. Nhiều doanh nghiệp khác cũng đầu tư công nghệ cao. Lượng tiêu thụ điện của thép là 450kwh/tấn sản phẩm, đây là mức tiêu hao năng lượng tiên tiến của các nước Đông Nam Á.

Những công nghệ lạc hậu là từ 2005 về trước, dần dà ngành thép đã có thay đổi. Điều này đã dẫn đến tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, năm 2013 xuất khẩu thép tăng đáng kể.

Hiện các nhà máy trong nước đã sản xuất trong nước 100% thép xây dựng, ống thép cán nguội, tôn mạ kẽm, thép sơn mạ mầu.

Bộ Công Thương có dự thảo lần 3 xác định giá điện cho ngành thép và xi măng cao hơn các ngành khác từ 2-16% cho từng loại sản phẩm. Chúng tôi nhận thấy đây là đánh giá không công bằng. Thực tế ngành thép được đầu tư từ sau đổi mới, nếu đưa giá điện ngành này cao hơn các ngành khác là không công bằng và thiếu thuyết phục. Đặc biệt hơn, đây là giai đoạn khó khăn của doanh nghiệp nên nếu áp dụng ở thời điểm này thì đã đi ngược Nghị quyết 02 của Chính phủ.

Hiệp hội Thép đánh giá rất cao về xây dựng quy hoạch ngành thép. Tuy nhiên, thời gian qua một số các địa phương không quan tâm lắm đến vấn đề này nên cấp phép không theo quy hoạch. Hiện tại, chúng ta đã dư thừa công suất thép xây dựng tới 1,5- 2 lần so với nhu cầu của xã hội; các sản phẩm thép như cán nguội, ống thép, tôn mạ đều cũng có dấu hiệu dư thừa

Hiệp hội dang tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu, 6 tháng đầu năm xuất khẩu các mặt hàng thép đã tăng gấp gần 2 lần vê thị phần và sản lượng so với cùng kỳ.


Hỏi: Đại diện cho một số hộ dân sinh sống gần Khu Công nghiệp Đồng Văn, Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho rằng, khu vực họ sịnh sống đang bị ô nhiễm bởi nhà máy thép. Liên quan đến vấn đề này xin hỏi trách nhiệm Bộ Công Thương  trong việc quản lý việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư các dự án thép và tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ được quy định như thế nào, thưa ông?

(Nguyễn Văn Hùng -  Duy Tiên, Hà Nam)



Trả lời: Ông Bùi Quang Chuyện -Vụ Phó Vụ Công nghiệp nặng- Bộ Công Thương:

Quy định về cấp  giấy chứng nhận đầu tư dự án thép đã có Nghị định 108 qui định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Ngành thép không thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên với những dự án có qui mô đầu tư từ 1.500 tỷ trở lên phải có chấp thuận của Thủ tướng và ý kiến của Bộ Công Thương…

Với chức năng Bộ quản lý ngành, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã quan tâm và tích cực chỉ đạo, triển khai các dự án đầu tư thượng nguồn, tăng năng lực sản xuất phôi thép từ quặng sắt, giảm sự phụ thuộc vào phôi thép và thép phế nhập khẩu. Khuyến khích đầu tư một số dự án sản xuất thép tấm cán nóng (hiện nay mỗi năm nhập khẩu sản phẩm này khoảng 3-4 triệu tấn/năm).

Về cấp giấy chứng nhận đầu tư: Theo quy định việc này do UBND các tỉnh hoặc Ban quản lý các Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất cấp. Đối với các dự án có vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên thì Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, góp ý kiến. Trước đây, một số địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án chưa có trong Quy hoạch ngành, không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, không đảm bảo các điều kiện cần thiết về công nghệ sản xuất, chủng loại sản phẩm, nguồn nguyên liệu đầu vào, hạ tầng cơ sở, điện năng tiêu thụ v.v…, dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu tính bền vững, mất cân đối giữa sản xuất thượng nguồn với hạ nguồn, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện của các ngành khác và sinh hoạt của nhân dân.

Về tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ : Để quản lý các dự án đầu tư, Bộ Công Thương đã có văn bản số số 8017/BCT-CNNg ngày 17 tháng 8 năm 2009 quy định về đầu tư (quy mô công suất) các dự án sản xuất gang, thép. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, hiện nay Bộ Công Thương đang chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, ban hành Thông tư về Quy chuẩn kỹ thuật-công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép phục vụ công tác quản lý đầu tư các dự án sản xuất gang, thép.  Dự kiến, quý 4 năm nay, Bộ Công Thương sẽ ban hành Thông tư nêu trên.

Để hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật, Bộ Công Thương được Thủ tướng Chính phủ giao cho xây dựng quy chuẩn gang thép. Thông qua việc quản lý ngành, Bộ Công Thương mong muốn các ban quản lý KCN, KCX thực hiện theo nghị định 108, phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện tốt các công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường để đầu tư hiệu quả sản xuất.

Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 145 phê duyệt phát triển ngành thép VN, sau 5 năm thực hiện quy hoạch này không phù hợp nữa, giao Bộ Công Thương chỉnh sửa, bổ sung, ban hành Quyết định 694 phát triển bền vững, quy mô công suất sản xuất gang, thép thành phẩm 6 triệu/13 triệu tấn thép thành phẩm. Về quy hoạch 6/4 sản lượng thép năm 2020 tăng rất nhiều so với năm 2015. Các dự án Thái Nguyên, thép Việt, thép Nghi Sơn sẽ đưa vào sản xuất năm 2015, vì vậy sản lượng thép năm 2020 sẽ càng tăng cao. Tiến tới xuất khẩu năm 2015 là 15%, 2025 là 25%. Dự báo ngành thép tăng dần lượng xuất khẩu, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu. Hệ thống phân phối thép hiện đại tại một số khu vực như HN, TPHCM. Năm 2025, giao dịch sản phẩm thép sẽ qua cac trung tâm giao dịch giúp tiếp cận các hộ tiêu thụ, giúp các hộ tiêu thụ đặt hàng và tiêu thụ sản xuất.

Hỏi: Là một cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng lâu năm tại Hải Dương, tôi xin hỏi đại diện Hiệp hội Thép và Xi măng: “Nguyên nhân nào đến nay năng lực cạnh tranh của ngành thép (xi măng) VN vẫn còn thấp, nhất là chi phí đầu vào và giá thành còn cao so với nhiều nước xung quanh và lượng xuất khẩu cũng chưa cao? Điều này khiến cơ sở kinh doanh của tôi cũng phải bán hàng giá cao đến khách hàng, dẫn đến thiệt thòi cho cả cơ sở (không bán được nhiều hàng) và quyền lợi khách hàng.

(Ông Lê Hoàng - đại diện Cửa hàng kinh doanh Hoàng Lê, Hải Dương)



Trả lời: Ông Nguyễn Tiến Nghi- Hiệp hội Thép Việt Nam:

Đối với ngành thép, phải nói đến các yếu tố đặc thù của Việt Nam. Khi xây dựng một dự án đầu tư thì dựa vào 3 nguồn vốn: tự có, bán trên thị trường chứng khoán và vay ngân hàng. Tại Việt Nam, những năm gần đây vốn tự có khá ít, vốn trên thị trường chứng khoán cuãng không nhiều mà chủ yếu là vốn vay. Vì thế, khi giá thành thép bán ra tương đối cao so với một số nước nên sức cạnh tranh bị ảnh hưởng.

Công nghệ của ngành thép đã có những đổi mới nhất định nên ít nhiều giúp giá thép có cạnh tranh hơn. Sang năm 2013 khả năng xuất khẩu thép tăng cao, chất lượng và giá của sản phẩm được nhiều nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á chấp nhận.

Với giá bán cụ thể của các công ty kinh doanh trong nước còn bị ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân chứ không riêng khả năng cạnh tranh. Hiện khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng thép của Việt Nam khá tốt, bằng chứng là nhiều sản phẩm của ta bị kiện chống bán phá giá.

Hỏi: Là một cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng lâu năm tại Hải Dương, tôi xin hỏi đại diện Hiệp hội Thép và Xi măng: “Nguyên nhân nào đến nay năng lực cạnh tranh của ngành thép và xi măng VN vẫn còn thấp, nhất là chi phí đầu vào và giá thành còn cao so với nhiều nước xung quanh và lượng xuất khẩu cũng chưa cao? Điều này khiến cơ sở kinh doanh của tôi cũng phải bán hàng giá cao đến khách hàng, dẫn đến thiệt thòi cho cả cơ sở (không bán được nhiều hàng) và quyền lợi khách hàng.

(Ông Lê Hoàng - đại diện Cửa hàng kinh doanh Hoàng Lê, Hải Dương)



Ông Nguyễn Văn Thiện – Hiệp Hội Xi măng Việt Nam:

Liên quan đến ngành xi măng, hiện nay cơ cấu giá xi măng Việt Nam thì nhiên liệu và năng lượng chiếm 45-50%. Trong khi đó các nước trong khu vực tầm 30-35%. Ngoài ra, chi phí đầu tư tài chính cao nhất đến 33%.

Dù vậy, giá xi măng nước ta so với các nước khu vực là thấp nhất, đây là khó khăn với ngành xi măng. Dẫn đến lợi nhuận rất thấp, nhiều DN thua lỗ. Nếu thời gian tới năng lượng điện giá giảm thì ngành xi măng mới phát triển.

Hỏi: Theo thông tin mới nhất, có tới 50% DN thuộc Tổng công ty Thép làm ăn thua lỗ, thậm chí trên bờ vực phá sản. Ông suy nghĩ thế nào về điều này?



Trả lời: Ông Nguyễn Tiến Nghi- Hiệp hội thép Việt Nam:

Đây là câu hỏi khá hay và nhạy cảm. Đối với ở Việt Nam, từ “phá sản” ít được dùng. Các doanh nghiệp thép hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, đơn cử như giá phôi thép đang từ 11,7 triệu đồng/tấn cộng với giá gia công… Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, còn nói phá sản hay không thì hơi sớm trong việc bình luận về phá sản của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Hỏi: Có thông tin đưa là ngành thép và xi măng chiếm 11,5% tổng sản lượng điện thương phẩm cả nước (Cục Điều tiết điện lực) nhưng cũng có thông tin đưa là chiếm tới gần 30% tổng sản lượng điện thương phẩm. Vậy, ông có thể cho biết, tổng lượng điện mà ngành thép xi măng đã tiêu thụ từ năm 2011 đến nay như thế nào? Chi phí giá thành về điện năng trong cơ cấu giá thành các sản phẩm thép như thế nào?



Trả lời: Ông Bùi Quang Chuyện -Vụ Phó Vụ Công nghiệp nặng- Bộ Công Thương:

Có 2 phần, tổng lượng điện tiêu thụ của ngành thép và xi măng

theo báo cáo 2662 EVN, đối với việc tiêu thụ điện của 2 ngành năm 2011 là 5,7 tỷ KWh, thép  5,17kwh chiếm 6,1 % sản lượng điện. Năm 2012 là 5,6 tỷ kwh, 6 tháng năm 2013 lần lượt tiêu thụ 2,6 tỷ kwh chiếm 4,8 %

Tổng tiêu thụ lượng điện trong 2010 là 12%, năm 2011 là 11,6%,năm 2012 là 11,4%. Dự báo năm 2013 giảm xuống khoảng 10%. Chi phí giá thành ngành thép, chi phí giá thành điện năng trong giá thành sản phẩm, sản xuất phôi thép từ thép phế sử dụng lò điện hồ quang 550-600kwh, chi phí điện năng chiếm khoảng 5-6% chi phí giá thành. Một số dự án lớn cũng sử dụng lò điện hồ quang, giá thành sẽ dưới 5%. Với thép cán nguôi, thép cán ống chi phí điện năng chiếm 0,6-1,8%. Giá điện đối với các sản phẩm trong cán thép chiếm tỷ lệ rất nhỏ, quy định ngành thép sử dụng điện giá rẻ là chưa đúng trong sản xuất thép.

Theo baocongthuong

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.Directory.InternalCreateDirectory(String fullPath, String path, Object dirSecurityObj, Boolean checkHost) 在 System.IO.Directory.InternalCreateDirectoryHelper(String path, Boolean checkHost) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()