DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sản xuất xanh

Quản lý bảo vệ môi trường của ngành Xây dựng

25/06/2013 - 02:58 CH

Theo Diễn đàn Nhân đạo toàn cầu mỗi năm thế giới có 31,5 vạn người chết vì đói khát, bệnh tật và thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Con số này có thể lên tới nửa triệu vào năm 2030. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn tác động nghiêm trọng đến đời sống của 325 triệu người. 20 năm nữa, con số này sẽ tăng gấp đôi, tức là vào khoảng 10% dân số thế giới. Tổn thất kinh tế do sự ấm lên toàn cầu là hơn 125 tỷ USD và sẽ tăng tới 340 tỷ USD vào năm 2030.
Ngành Xây dựng là một trong các ngành kinh tế chủ chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nó tạo ra các điều kiện cơ sở vật chất cơ bản cho sự phát triển.

Xây dựng cũng là một trong những ngành kinh tế khai thác, sử dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, bảo gồm tài nguyên không thể tái tạo được như: đất, khoáng sản, cát, đá, sỏi; tài nguyên có thể tái tạo được như: thực vật (khai thác gỗ của rừng), tài nguyên nước, và tiêu thụ năng lượng điện rất lớn. Theo các định luật bảo toàn vật chất và bảo toàn năng lượng thì ngành nào sử dụng nhiều nguyên vật liệu, tiêu thụ nhiều năng lượng thì sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường và do đó trách nhiệm và vai trò của ngành đó trong sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia càng lớn.

Bàn về các tác động môi trường và quản lý bảo vệ môi trường (BVMT), trước hết cần tập trung vào một số hoạt động chính của ngành xây dựng sau đây:

1. Tác động môi trường và quản lý BVMT đối với hoạt động sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng

Sản xuất vật liệu như sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch ngói nung, gốm sứ xây dựng.., là một trong các hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường không khí nhất: bụi lơ lửng, bụi PM10, các khí độc hại SO2, NOx, CO; đồng thời cũng thải ra một lượng nước thải và chất thải rắn đáng kể. Chất thải của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công nghệ sản xuất. Thí dụ: Nếu sản xuất gạch nung theo công nghệ lò đứng, lò hopman sẽ tiêu hao lượng than từ 180 - 220kg than và tiêu hao lượng đất từ 1,8 - 2,2 m3 đất/1000 viên gạch chuẩn. Trong khi đó nếu sản xuất gạch nung theo công nghệ lò tuy-nen thì trung bình chỉ tiêu hao 120-150 kg than và 1,2 -1,5 m3 đất/ 1000 viên gạch chuẩn. Do đó tính trên cùng 1 đơn vị sản phẩm thì khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường của các lò nung gạch kiểu thủ công, lò đứng, lò hopman lớn hơn khoảng 1,5 lần so với nhà máy gạch tuy-nen.

Nhiều số liệu thực tế đã chứng minh khí thải của các lò gạch thủ công, lò gạch kiểu đứng, kiểu hop-man làm thiệt hại mùa màng và sức khoẻ cộng đồng xung quanh.

Vì vậy Bộ Xây dựng đã có chủ trương và kế hoạch xoá bỏ các lò nung gạch thủ công, cũng như lò đứng kiểu cũ vào năm 2012 là hoàn toàn đúng đắn.

Công nghiệp sản xuất xi măng ở nước ta đã phát triển mạnh trong thời gian qua. Sau 10 năm tổng sản lượng xi măng của nước ta đã tăng lên hơn 2 lần. Lượng phát thải chất ô nhiễm nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ sản xuất: lò đứng hay lò quay, phương pháp ướt hay khô, công nghệ sản xuất lạc hậu hay hiện đại, thiết bị xử lý môi trường tinh vi hay thô sơ. Sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng là công nghệ rất lạc hậu, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm xi măng như nhau thì lượng phát thải chất ô nhiễm không khí của lò đứng có thể gấp 2 lần lò quay, đặc biệt là đối với chất ô nhiễm SO2 (nếu nung clinker bằng lò quay thì phần lớn hàm lượng sunfua trong than sẽ hoá hợp với đá vôi và được giữ trong clinker làm cho lượng phát thải khí SO2 giảm đi tới 50-60%). Tiêu thụ nhiên liệu và nguyên liệu tính trên một đơn vị sản phẩm xi măng của lò đứng cao hơn so với lò quay ít nhất là 20%.

Rất tiếc rằng vào những năm của thập niên 90 thế kỷ trước , nước ta đã mắc một sai lầm lớn là cho phép nhập ồ ạt các dây chuyền công nghệ xi măng lò đứng của Trung Quốc, những nhà máy này phần lớn phía Trung Quốc đã rỡ bỏ vì ô nhiễm và hiệu quả kinh tế thấp.

Để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng của các nhà máy xi măng lò đứng, Bộ Xây dựng đã có chủ trương trước mắt các lò đứng phải được cải tạo, cải tiến công nghệ sản xuất, tăng cường đầu tư trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường đẻ khắc phục tình trạng ô nhiễm trầm trọng hiện nay và kế hoạch đến năm 2020 toàn bộ các nhà máy xi măng lò đứng sẽ chấm dứt hoạt động và chuyển sang công nghệ sản xuất xi măng lò quay với công suất lớn hơn. Đây là một chủ trương rất đúng đắn cần kiên quyết thực hiện triệt để. Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh thêm rằng ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một ngành gây ra sự suy thoái và phá hoại cảnh quan thiên nhiên nhiều nhất.

2. Tác động môi trường và quản lý BVMT đối với các thiết kế quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch các khu kinh tế và các khu công nghiệp

Các hoạt động thiết kế quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch các khu kinh tế và khu công nghiệp có vai trò quyết định và tạo điều kiện để đảm bảo chất lượng môi trường các đô thị, các khu công nghiệp và nông thôn.

Rất nhiều vấn đề tồn tại, bức xúc về môi trường đô thị và công nghiệp hiện nay đều có nguyên nhân bắt nguồn từ các giải pháp quy hoạch không phù hợp về mặt môi trường. Tình hình ô nhiễm môi trường nước, không khí, ô nhiễm chất thải rắn và tình trạng úng ngập trầm trọng khi mưa lớn ở nhiều đô thị nước ta hiện nay đều có nguyên nhân trực tiếp từ công tác thiết kế quy hoạch, công tác quản lý xây dựng, quản lý đô thị yếu kém của nước ta. Các sai lầm, thiếu sót của quy hoạch về mặt bảo vệ môi trường có thể sửa chữa điều chỉnh được nhưng rất tốn kém, hoặc không thể sửa chữa, điều chỉnh được, như là các sai lầm trong quy hoạch đô thị và công nghiệp đối với thành phố Việt Trì.

Quy hoạch xây dựng đô thị vừa phải đáp ứng yêu cầu phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững, đặc biệt là quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: hệ thống cấp nước, hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải; hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chát thải rắn; hệ thống giao thông đô thị; nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị và hệ thống cây xanh đô thị.

Tuy vậy, công tác quy hoạch đô thị và nông thôn của nước ta hiện nay vẫn chưa theo kịp với xu thế hiện đại hoá công tác xây dựng quy hoạch của thế giới, đó là theo phương pháp tiếp cận sinh thái môi trường, lồng ghép xem xét các vấn đề môi trường trong suốt quá trình làm quy hoạch xây dựng đô thị, tiến hành đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) đối với quy hoạch đô thị, công khai và tham vấn cộng đồng có liên quan trong quá trình quy hoạch...

3. Xem xét đầy đủ các tác động môi trường và áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng

Đầu tư xây dựng bất cứ một công trình xây dựng nào (công trình dân dụng, công trình công cộng, công trình dịch vụ hay công trình sản xuất) đều nảy sinh các tác động tiêu cực đối với môi trường. Trong giai đoạn thiết kế công trình người thiết kế phải xem xét đầy đủ các yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường đồng thời áp dụng các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đối với nguồn nước thải, chất thải rắn, ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày nay, nguy cơ khan hiếm và cạn kiệt nguồn nước ngọt ngày càng trầm trọng, do vậy cần phải áp dụng các biện pháp tái sử dụng thải, sử dụng tuần hoàn nước và tận dung nguồn nước mưa trong công trình xây dựng.

Chúng ta đều biết, công trình xây dựng luôn tiêu thụ vật liệu và năng lượng rất lớn. Theo số liệu tổng kết của nhiều nước trên thế giới thì tỷ lệ tiêu thụ năng lượng của công trình xây dựng trong đô thị thường chiếm tới 40-70% tổng lượng tiêu thụ của toàn thành phố. Tiêu thụ càng nhiều vật liệu và năng lượng thì sẽ dẫn đến lượng phát thải “khí nhà kính”: càng lớn và gây ra biến đổi khí hậu. Vì vậy, ở rất nhiều nước trên thế giới hiện nay đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn thiết kế, xây dựng các “công trình xanh”. Bốn tiêu chí về công trình xanh là: (1) Tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng, (2) Tiết kiệm và tái sử dụng vật liệu xây dựng, (3) Tiết kiệm và tái sử dụng nguồn nước, (4) Bảo tồn sinh thái và môi trường đất.

Chúng tôi cho rằng: ngành xây dựng nước ta rất cần nhanh chóng hoà nhập với xu thế này.

4. Đẩy mạnh thực thi các giải pháp quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp

Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản pháp luật dưới luật thì Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ đặc trách về quản lý chất thải rắn đô thị, công nghiệp và nông thôn.

Hiện nay, trong công tác quản lý chất thải rắn ở nước ta có nhiều vấn đề bức xúc, trước hết là chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh ngày càng nhiều, càng có tính chất phức tạp và độc hại, nhưng cho đến nay chỉ có khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Hà Nội), là có khu xử lý chất thải công nghiệp nguy hại đúng kỹ thuật. Tiếp theo là tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị ở nước ta trung bình mới đạt khoảng 70%, còn lại 30% sẽ bị vứt bừa bãi ra môi trường xung quanh, gây ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường đất và mất mỹ quan đô thị. Chỉ khoảng 30-50% khối lượng chất thải rắn thu gom được xử lý đúng kỹ thuật vệ sinh môi trường.

Trên đây là một số vấn đề bức xúc nhất về bảo vệ môi trường của ngành xây dựng nước ta, cần quan tâm giải quyết càng sớm càng tốt.

Theo TC Xây dựng

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.Directory.InternalCreateDirectory(String fullPath, String path, Object dirSecurityObj, Boolean checkHost) 在 System.IO.Directory.InternalCreateDirectoryHelper(String path, Boolean checkHost) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()