Bảo vệ người tiêu dùng
Nghiên cứu khoa học và thực tiễn chứng minh uống nước từ tấm lợp Fibro xi măng không gây ung thư
27/07/2017 - 03:03 CH
>> Hội thảo "Tiến tới dừng sử dụng amiăng trắng tại Việt Nam vào năm 2020"
>> Qua nhiều nghiên cứu: Chưa phát hiện trường hợp bệnh nào liên quan đến amiăng trắng
Amiăng trắng đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam trong nhiều sản phẩm thiết yếu như má phanh ô tô, má phanh thang máy, quần áo chống cháy, các sản phẩm cách nhiệt, cách điện..., đặc biệt là trong phối trộn sản xuất tấm lợp fibro xi măng. Đây là loại tấm lợp có độ bền cao, giá rẻ và hầu hết các vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng nông thôn...bà con vẫn đang dùng loại tấm này từ máy chục năm qua. Nhiều gia đình vẫn hứng nước mưa từ tấm lợp fibro xi măng để dùng trong sinh hoạt. Vậy điều đó có đem gây ra những rủi ro về mặt sức khoẻ như thế nào?
Thực tế sử dụng tấm lợp fibro xi măng
Hiện nay cả nước có 39 cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng xi măng với công suất thiết kế hơn 106 triệu m2/năm, sử dụng hơn 5.000 lao động. Từ 2008 đến nay, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 80 – 85 triệu m2/năm chiếm khoảng 40 – 42% nhu cầu về tấm lợp. Do tấm lợp fibro xi măng chịu được những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nên tuổi thọ cao từ 30 đến 50 năm. Hơn nữa, giá thành của loại vật liệu này chỉ bằng 1/3 giá tôn mạ màu loại dày 0.4 mm, giá thấp hơn từ 41,5 – 80,6% loại tấm lợp sử dụng sợi thay thế.
Phát biểu tại toạ đàm về “Sử dụng amiăng trắng tại Việt Nam – một số vấn đề khoa học và thực tiễn” diễn ra vào tháng 6 vừa qua, ông Trương Minh Hoàng – Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho biết “thực tế không chỉ ở Cà Mau mà những nơi ông Trương Minh Hoàng tiếp cận như các tỉnh ven biển, các vùng đồng bằng sông Cửu Long hay các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa – nơi thường xuyên có lượng sương muối lớn thì không khó để tìm một ngôi nhà lợp bằng tấm fibro ximăng. Đây là loại tấm lợp được đánh giá là kinh tế, độ bền cao khi gặp nước mặn hay sương muối. Còn giá của các loại tấm lợp mạ tôn thì cao hơn từ 40%-100% so với tấm lợp fibro xi măng. Trong quá trình vận chuyển, tấm lợp mạ tôn hay kẽm có thể chạm nước mặn và bong chóc trong thời gian vài tháng…Nhiều bà con dùng tấm lợp fibroxi măng hàng mấy chục năm qua…”
Rủi ro về sức khoẻ từ amiăng trắng trong nước uống dưới góc độ khoa học
Amiăng trắng được sử dụng tại Việt Nam từ những năm 1963 và nhà máy tấm lợp Đồng Nai là nơi đầu tiên đã sử dụng loại sợi này trong phối trộn để sản xuất tấm lợp sóng. Các sản phẩm amiăng xi măng chứa lượng sợi amiăng trắng rất nhỏ, chỉ từ 8 – 10%, còn lại là xi măng chiếm 55%, tro bụi than thiên nhiên chiếm 35%. Theo PGS.TS Lương Đức Long – Viện trưởng Viện Vật liệu dây dựng, Bộ Xây dưng - các sợi amiăng trắng có cấu trúc rỗng nên chất kết dính như xi-măng sẽ lấp đầy các sợi này, tạo ra sự liên kết rất bền vững, chặt chẽ, khó phá hủy và rất khó để phát tán ra môi trường.
Tại nhiều quốc gia, công nghệ amiăng xi măng còn được áp dụng để sản xuất đường ống dẫn nước. Ra đời từ năm 1920, ống dẫn nước amiăng xi măng được sử dụng tại rất nhiều quốc gia như Nga, Canada, Thái Lan, Brazil... Tính đến năm 1980, trên thế giới đã có hơn 3 triệu km đường ống dẫn nước chứa amiăng. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định mức độ rủi ro của sợi amiăng trong nước uống đến sức khoẻ con người nhưng các kết quả đều cho thấy không có bằng chứng về việc amiăng trong nước uống gây ung thư.
Năm 1983, khi nhận thấy nồng độ amiăng trắng ở mức cao trong nước uống của sông Sultan, một nghiên cứu đã được thực hiện tại khu vực Everett, bang Washington, Mỹ để xác định rủi ro về ung thư từ amiăng trong nước uống. Khu dân cư Everett đã sử dụng nước uống từ sông Everett từ năm 1918 với nồng độ amiăng trắng là 200 triệu sợi/l và ở mức cao nhất nước Mỹ. Qua hệ thống đăng ký bệnh ung thư, đã chọn ra được 382 trường hợp mắc các bệnh ung thư khoang miệng, thanh quản, ung thư liên quan đến hệ thống hô hấp và tiêu hoá, ung thư bàng quang và thận được chẩn đoán vào những năm từ 1977 đến 1980. Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn những người này và gia đình của họ, sau đó so sánh với các thông tin thứ cấp khác. Dữ liệu về phơi nhiễm amiăng đã được thu thập dựa trên lịch sử cư trú và làm việc cũng như lượng nước tiêu thụ của mỗi cá nhân. Kết quả nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào về việc tăng nguy cơ ung thư do amiăng trong nước uống.
Lincoln Polissar, Richard K.Severson, & Edwin S.Boatman (1983). Cancer risk from asbestos in drinking water: summy off a case-control study in Western Washington. Environment Health Perspectives. Vol. 53, pp 57-60, 1983.
Tháng 11 năm 1985, Cục Y tế bang New York, Mỹ đã phát hiện nồng độ amiăng cao trong nước uống tại thị trấn Woodstock với nồng độ lên đến 3,2 triệu sợi/lít tuỳ vào từng khu vực. Vì vậy, một cuộc điều tra về các trường hợp ung thư đã được tiến hành trong giai đoạn từ năm 1973 đến 1983, sử dụng dữ liệu từ Trung tâm đăng ký ung thư của bang để tính toán tỷ lệ ung thư tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy không có bằng chứng nào về việc tăng tỷ lệ ung thư tại các địa điểm liên quan có tìm thấy sợi amiăng. Cụ thể là, có sự gia tăng không đáng kể về tỷ lệ ung thư thận ở nam giới nhưng điều này không xảy ra ở nữ giới. Ung thư đại tràng ở nam giới thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tiêu chuẩn toàn bang, tỷ lệ này ở nữ giới nằm ở mức trung bình. Ở cả hai giới tính, tỷ lệ ung thư phổi thấp hơn mức trung bình. Trong khi đó, ung thư buồng trứng có tỷ lệ tương đương với tiêu chuẩn toàn bang. Tại những điểm không phơi nhiễm với amiăng, tỷ lệ ung thư vòm miệng cao hơn rất nhiều và hầu hết các trường hợp này có tiền sử liên quan đến hút thuốc lá.
H.W Howe, P.E Wolfgang, W.S Burnett, P.C Nasca, and L.Youngblood (1989). Cancer incidence following exposure to drink water with asbestos leachate. Public Health Rep. 1989 May-June. 104 (3): 251-256.
Vào năm 2002, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bổ sung vào báo cáo năm 1996 về amiăng trong nước uống và đưa ra kết luận rằng “Những nghiên cứu dịch tễ học hiện tại không đưa ra bằng chứng về việc gia tăng rủi ro đến sức khoẻ con người liên quan đến amiăng trong nước uống. Hơn nữa, trong các nghiên cứu được thực hiện trên động vật cho thấy amiăng không làm tăng nguy cơ về ung thư đường tiêu hoá. Do đó, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy uống nước có sợi amiăng là nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Vì vậy, không cần thiết phải lập ra một hướng dẫn an toàn về amiăng trong nước uống”. Các nghiên cứu về amiăng sử dụng phương pháp phân tích bằng kính hiển vi điện từ truyền qua (TEM) để xác định định lượng amiăng trong nước với nhận diện bằng phân tích tia X tán sắc năng lượng và nhiễu xạ electron khu vực được lựa chọn (TEM/SEAD).
Asbestos in Drinking-water, Background document for development of WHO Guidelines for Drinking-water Quality (2002). World Health Organization, Geneva, 2002.
Năm 2010 – 2014, Bệnh viện Xây dựng – Bộ Xây dựng đã tiến hành điều tra về tình hình tử vong tại xã Tân Trịnh và các xã thuộc huyện Quang Bình – Tỉnh Hà Giang với tổng số 1.046 hộ, và 4.565 nhân khẩu. Tỷ lệ mái nhà lợp tấm lợp fibro xi măng tại xã Tân Trịnh và huyện Quang Bình chiếm khoảng 70%. Kết quả điều tra cho thấy trong các xã thuộc huyện Quang Bình, xã Tân Trịnh có tỷ suất tử vong thấp hơn so với toàn huyện. Đặc điểm và tỷ suất tử vong do ung thư ở xã Tân Trịnh không phải cao nhất mà đứng hàng thứ 5 trong 13 xã thuộc huyện Quang Bình (0.858‰) nhưng vẫn trong giới hạn bình thường và chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ chung toàn huyện. Phân tích mẫu không khí trong nhà người dân lợp mái bằng tấm lợp amiăng xi măng không tìm thấy sợi amiăng.
Nghiên cứu khoa học và thực tiễn chứng minh uống nước từ tấm lợp Fibro xi măng không gây ung thư
Thực tiễn sử dụng amiăng trắng trên thế giới
Kết quả của các nghiên cứu trên phù hợp với thực tiễn sử dụng amiăng trắng tại các nước như Nga và Brazil, Thái Lan hay Việt Nam.
Tại Nga, thành phố Asbest thuộc tỉnh Yekaterinburg là nơi khai thác amiăng trắng lớn nhất trên thế giới. Tính đến nay, thành phố Asbest đã có 127 năm tuổi với mỏ amiăng trắng có thể khai thác đủ trữ lượng cho 150 năm nữa. Hàm lượng amiăng trong đá là 2,3 %. Chiều dài công trường khai thác là 11,5 km, rộng 1,8 km và sâu 340m. Do địa chất và lại nằm sát mỏ, nên dường như amiăng trắng có mặt ở khắp mọi nơi trong thành phố từ không khí tới nước uống. Thế nhưng, người dân vẫn sinh sống và làm việc bình thường trong suốt hơn một trăm năm qua. Phó Viện trưởng Bệnh viện số 1 thành phố Asbest – Bà Ustyugova Victoria Igorevna cho biết: Tỷ lệ sinh sản là 13,5% trên 1.000 dân (năm 2012 - 15,3; năm 2008 -13,2; năm 2007-12,9), tỷ lệ trung bình của khu vực trong năm 2009 là 12.9%; Tỷ lệ tử vong là 15,2/1.000, thấp hơn các thành phố khác ở Nga, như vậy tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử cân bằng. Tỷ lệ sức khỏe này là bình thường, không quá nghiêm trọng. Cũng theo bà, nguyên nhân hàng đầu của tử vong là các bệnh hô hấp, tuần hoàn máu, u, chấn thương và ngộ độc, bệnh mắt. Các bệnh chiếm tỷ lệ cao ở người dân là: tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn tiêu hóa, đều là những bệnh thông thường, không liên quan đến amiăng trắng.
Theo số liệu năm 2012, Brazil là quốc gia khai thác amiăng trắng đứng thứ ba trên thế giới sau Nga và Trung Quốc và cũng là một trong số các quốc gia tiêu thụ amiăng hàng đầu thế giới. Brazil có một mỏ amiăng lớn nhất nằm ở trung tâm đất nước, khai thác trung bình 300.000 tấn năm. Trong đó, 54% sản lượng dành cho tiêu thụ nội địa và 46% sản lượng dành cho xuất khẩu. Amiăng trắng được sử dụng rộng rãi ở Brazil. Trong khi tỷ lệ sử dụng trên đầu người của Canada là 500g/người, Mỹ là 100g/người thì Brazil có tỷ lệ sử dụng lên tới 1.400g/người. Hiện nay, người dân Brazil vẫn sinh hoạt bình thường dù có đến hơn 60% dân số nước này vẫn uống nước từ các ống nước và bình chứa nước được làm từ amiăng. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi TS. Bác sĩ Ericson Bagatin nhằm đánh giá phơi nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe với các bệnh liên quan đến amiăng ở người dân sống dưới mái lợp amiăng xi măng tại Brazil. Mẫu nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng ở 6 thành phố khác nhau và sống tối thiểu 15 năm dưới mái nhà fibro xi măng. Kết quả trên 6.000 đối tượng cho thấy, chỉ có 0,5% biến đổi màng phổi được tìm thấy trong hình ảnh chụp X quang lồng ngực. HRCT và kết quả chụp X quang lồng ngực cho thấy các biến đổi nhu mô cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (0,4% với những biến đổi không rõ ràng và 5,3% với những biến đổi khác). Những biến đổi chủ yếu là các bệnh không liên quan đến amiăng như các nốt không rõ ràng, lao phổi, giãn phế quản, Sarcoidosis và các bệnh không cụ thể khác.
Từ các nghiên cứu khoa học và thực tiễn sử dụng amiăng trắng trên thế giới, có thể thấy rằng không có bằng chứng nào cho thấy amiăng trắng trong nước uống có thể làm tăng rủi ro về mặt sức khoẻ. Nhưng trước những thông tin truyền thông về việc tấm lợp fibro xi măng độc hại và đề xuất cấm sử dụng amiăng trắng, các doanh nghiệp sản xuất tấm lợp đã bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Ghi nhận tại nhiều nhà máy sản xuất tấm lợp, các dây chuyền sản xuất đang tạm dừng do hàng còn chất đầy trong kho mà không bán được. Nhiều công nhân của các nhà máy đã bắt đầu bị dừng đóng bảo hiểm, giảm lương hoặc cho nghỉ việc. Chính vì vậy, các đơn vị này đang trông chờ vào một quyết sách cụ thể từ phía Chính phủ để ổn định sản xuất. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng việc ban hành lệnh cấm sử dụng amiăng trắng do kinh tế đất nước còn khó khăn, đặc biệt còn quá nhiều gia đình sống trong cảnh nghèo khó thì những vật liệu xây dựng như tấm lợp fibro ximăng luôn là lựa chọn ưu tiên số 1 của các hộ nghèo. Chính vì thế, việc áp đặt lệnh cấm sẽ đặt ra một bài toàn kinh tế không chỉ với Chính phủ, doanh nghiệp mà còn với bà con nghèo, người thu nhập thấp.
>> Qua nhiều nghiên cứu: Chưa phát hiện trường hợp bệnh nào liên quan đến amiăng trắng
Amiăng trắng đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam trong nhiều sản phẩm thiết yếu như má phanh ô tô, má phanh thang máy, quần áo chống cháy, các sản phẩm cách nhiệt, cách điện..., đặc biệt là trong phối trộn sản xuất tấm lợp fibro xi măng. Đây là loại tấm lợp có độ bền cao, giá rẻ và hầu hết các vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng nông thôn...bà con vẫn đang dùng loại tấm này từ máy chục năm qua. Nhiều gia đình vẫn hứng nước mưa từ tấm lợp fibro xi măng để dùng trong sinh hoạt. Vậy điều đó có đem gây ra những rủi ro về mặt sức khoẻ như thế nào?
Thực tế sử dụng tấm lợp fibro xi măng
Hiện nay cả nước có 39 cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng xi măng với công suất thiết kế hơn 106 triệu m2/năm, sử dụng hơn 5.000 lao động. Từ 2008 đến nay, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 80 – 85 triệu m2/năm chiếm khoảng 40 – 42% nhu cầu về tấm lợp. Do tấm lợp fibro xi măng chịu được những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nên tuổi thọ cao từ 30 đến 50 năm. Hơn nữa, giá thành của loại vật liệu này chỉ bằng 1/3 giá tôn mạ màu loại dày 0.4 mm, giá thấp hơn từ 41,5 – 80,6% loại tấm lợp sử dụng sợi thay thế.
Phát biểu tại toạ đàm về “Sử dụng amiăng trắng tại Việt Nam – một số vấn đề khoa học và thực tiễn” diễn ra vào tháng 6 vừa qua, ông Trương Minh Hoàng – Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho biết “thực tế không chỉ ở Cà Mau mà những nơi ông Trương Minh Hoàng tiếp cận như các tỉnh ven biển, các vùng đồng bằng sông Cửu Long hay các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa – nơi thường xuyên có lượng sương muối lớn thì không khó để tìm một ngôi nhà lợp bằng tấm fibro ximăng. Đây là loại tấm lợp được đánh giá là kinh tế, độ bền cao khi gặp nước mặn hay sương muối. Còn giá của các loại tấm lợp mạ tôn thì cao hơn từ 40%-100% so với tấm lợp fibro xi măng. Trong quá trình vận chuyển, tấm lợp mạ tôn hay kẽm có thể chạm nước mặn và bong chóc trong thời gian vài tháng…Nhiều bà con dùng tấm lợp fibroxi măng hàng mấy chục năm qua…”
Rủi ro về sức khoẻ từ amiăng trắng trong nước uống dưới góc độ khoa học
Amiăng trắng được sử dụng tại Việt Nam từ những năm 1963 và nhà máy tấm lợp Đồng Nai là nơi đầu tiên đã sử dụng loại sợi này trong phối trộn để sản xuất tấm lợp sóng. Các sản phẩm amiăng xi măng chứa lượng sợi amiăng trắng rất nhỏ, chỉ từ 8 – 10%, còn lại là xi măng chiếm 55%, tro bụi than thiên nhiên chiếm 35%. Theo PGS.TS Lương Đức Long – Viện trưởng Viện Vật liệu dây dựng, Bộ Xây dưng - các sợi amiăng trắng có cấu trúc rỗng nên chất kết dính như xi-măng sẽ lấp đầy các sợi này, tạo ra sự liên kết rất bền vững, chặt chẽ, khó phá hủy và rất khó để phát tán ra môi trường.
Tại nhiều quốc gia, công nghệ amiăng xi măng còn được áp dụng để sản xuất đường ống dẫn nước. Ra đời từ năm 1920, ống dẫn nước amiăng xi măng được sử dụng tại rất nhiều quốc gia như Nga, Canada, Thái Lan, Brazil... Tính đến năm 1980, trên thế giới đã có hơn 3 triệu km đường ống dẫn nước chứa amiăng. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định mức độ rủi ro của sợi amiăng trong nước uống đến sức khoẻ con người nhưng các kết quả đều cho thấy không có bằng chứng về việc amiăng trong nước uống gây ung thư.
Năm 1983, khi nhận thấy nồng độ amiăng trắng ở mức cao trong nước uống của sông Sultan, một nghiên cứu đã được thực hiện tại khu vực Everett, bang Washington, Mỹ để xác định rủi ro về ung thư từ amiăng trong nước uống. Khu dân cư Everett đã sử dụng nước uống từ sông Everett từ năm 1918 với nồng độ amiăng trắng là 200 triệu sợi/l và ở mức cao nhất nước Mỹ. Qua hệ thống đăng ký bệnh ung thư, đã chọn ra được 382 trường hợp mắc các bệnh ung thư khoang miệng, thanh quản, ung thư liên quan đến hệ thống hô hấp và tiêu hoá, ung thư bàng quang và thận được chẩn đoán vào những năm từ 1977 đến 1980. Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn những người này và gia đình của họ, sau đó so sánh với các thông tin thứ cấp khác. Dữ liệu về phơi nhiễm amiăng đã được thu thập dựa trên lịch sử cư trú và làm việc cũng như lượng nước tiêu thụ của mỗi cá nhân. Kết quả nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào về việc tăng nguy cơ ung thư do amiăng trong nước uống.
Lincoln Polissar, Richard K.Severson, & Edwin S.Boatman (1983). Cancer risk from asbestos in drinking water: summy off a case-control study in Western Washington. Environment Health Perspectives. Vol. 53, pp 57-60, 1983.
Tháng 11 năm 1985, Cục Y tế bang New York, Mỹ đã phát hiện nồng độ amiăng cao trong nước uống tại thị trấn Woodstock với nồng độ lên đến 3,2 triệu sợi/lít tuỳ vào từng khu vực. Vì vậy, một cuộc điều tra về các trường hợp ung thư đã được tiến hành trong giai đoạn từ năm 1973 đến 1983, sử dụng dữ liệu từ Trung tâm đăng ký ung thư của bang để tính toán tỷ lệ ung thư tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy không có bằng chứng nào về việc tăng tỷ lệ ung thư tại các địa điểm liên quan có tìm thấy sợi amiăng. Cụ thể là, có sự gia tăng không đáng kể về tỷ lệ ung thư thận ở nam giới nhưng điều này không xảy ra ở nữ giới. Ung thư đại tràng ở nam giới thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tiêu chuẩn toàn bang, tỷ lệ này ở nữ giới nằm ở mức trung bình. Ở cả hai giới tính, tỷ lệ ung thư phổi thấp hơn mức trung bình. Trong khi đó, ung thư buồng trứng có tỷ lệ tương đương với tiêu chuẩn toàn bang. Tại những điểm không phơi nhiễm với amiăng, tỷ lệ ung thư vòm miệng cao hơn rất nhiều và hầu hết các trường hợp này có tiền sử liên quan đến hút thuốc lá.
H.W Howe, P.E Wolfgang, W.S Burnett, P.C Nasca, and L.Youngblood (1989). Cancer incidence following exposure to drink water with asbestos leachate. Public Health Rep. 1989 May-June. 104 (3): 251-256.
Vào năm 2002, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bổ sung vào báo cáo năm 1996 về amiăng trong nước uống và đưa ra kết luận rằng “Những nghiên cứu dịch tễ học hiện tại không đưa ra bằng chứng về việc gia tăng rủi ro đến sức khoẻ con người liên quan đến amiăng trong nước uống. Hơn nữa, trong các nghiên cứu được thực hiện trên động vật cho thấy amiăng không làm tăng nguy cơ về ung thư đường tiêu hoá. Do đó, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy uống nước có sợi amiăng là nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Vì vậy, không cần thiết phải lập ra một hướng dẫn an toàn về amiăng trong nước uống”. Các nghiên cứu về amiăng sử dụng phương pháp phân tích bằng kính hiển vi điện từ truyền qua (TEM) để xác định định lượng amiăng trong nước với nhận diện bằng phân tích tia X tán sắc năng lượng và nhiễu xạ electron khu vực được lựa chọn (TEM/SEAD).
Asbestos in Drinking-water, Background document for development of WHO Guidelines for Drinking-water Quality (2002). World Health Organization, Geneva, 2002.
Năm 2010 – 2014, Bệnh viện Xây dựng – Bộ Xây dựng đã tiến hành điều tra về tình hình tử vong tại xã Tân Trịnh và các xã thuộc huyện Quang Bình – Tỉnh Hà Giang với tổng số 1.046 hộ, và 4.565 nhân khẩu. Tỷ lệ mái nhà lợp tấm lợp fibro xi măng tại xã Tân Trịnh và huyện Quang Bình chiếm khoảng 70%. Kết quả điều tra cho thấy trong các xã thuộc huyện Quang Bình, xã Tân Trịnh có tỷ suất tử vong thấp hơn so với toàn huyện. Đặc điểm và tỷ suất tử vong do ung thư ở xã Tân Trịnh không phải cao nhất mà đứng hàng thứ 5 trong 13 xã thuộc huyện Quang Bình (0.858‰) nhưng vẫn trong giới hạn bình thường và chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ chung toàn huyện. Phân tích mẫu không khí trong nhà người dân lợp mái bằng tấm lợp amiăng xi măng không tìm thấy sợi amiăng.
Nghiên cứu khoa học và thực tiễn chứng minh uống nước từ tấm lợp Fibro xi măng không gây ung thư
Thực tiễn sử dụng amiăng trắng trên thế giới
Kết quả của các nghiên cứu trên phù hợp với thực tiễn sử dụng amiăng trắng tại các nước như Nga và Brazil, Thái Lan hay Việt Nam.
Tại Nga, thành phố Asbest thuộc tỉnh Yekaterinburg là nơi khai thác amiăng trắng lớn nhất trên thế giới. Tính đến nay, thành phố Asbest đã có 127 năm tuổi với mỏ amiăng trắng có thể khai thác đủ trữ lượng cho 150 năm nữa. Hàm lượng amiăng trong đá là 2,3 %. Chiều dài công trường khai thác là 11,5 km, rộng 1,8 km và sâu 340m. Do địa chất và lại nằm sát mỏ, nên dường như amiăng trắng có mặt ở khắp mọi nơi trong thành phố từ không khí tới nước uống. Thế nhưng, người dân vẫn sinh sống và làm việc bình thường trong suốt hơn một trăm năm qua. Phó Viện trưởng Bệnh viện số 1 thành phố Asbest – Bà Ustyugova Victoria Igorevna cho biết: Tỷ lệ sinh sản là 13,5% trên 1.000 dân (năm 2012 - 15,3; năm 2008 -13,2; năm 2007-12,9), tỷ lệ trung bình của khu vực trong năm 2009 là 12.9%; Tỷ lệ tử vong là 15,2/1.000, thấp hơn các thành phố khác ở Nga, như vậy tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử cân bằng. Tỷ lệ sức khỏe này là bình thường, không quá nghiêm trọng. Cũng theo bà, nguyên nhân hàng đầu của tử vong là các bệnh hô hấp, tuần hoàn máu, u, chấn thương và ngộ độc, bệnh mắt. Các bệnh chiếm tỷ lệ cao ở người dân là: tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn tiêu hóa, đều là những bệnh thông thường, không liên quan đến amiăng trắng.
Theo số liệu năm 2012, Brazil là quốc gia khai thác amiăng trắng đứng thứ ba trên thế giới sau Nga và Trung Quốc và cũng là một trong số các quốc gia tiêu thụ amiăng hàng đầu thế giới. Brazil có một mỏ amiăng lớn nhất nằm ở trung tâm đất nước, khai thác trung bình 300.000 tấn năm. Trong đó, 54% sản lượng dành cho tiêu thụ nội địa và 46% sản lượng dành cho xuất khẩu. Amiăng trắng được sử dụng rộng rãi ở Brazil. Trong khi tỷ lệ sử dụng trên đầu người của Canada là 500g/người, Mỹ là 100g/người thì Brazil có tỷ lệ sử dụng lên tới 1.400g/người. Hiện nay, người dân Brazil vẫn sinh hoạt bình thường dù có đến hơn 60% dân số nước này vẫn uống nước từ các ống nước và bình chứa nước được làm từ amiăng. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi TS. Bác sĩ Ericson Bagatin nhằm đánh giá phơi nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe với các bệnh liên quan đến amiăng ở người dân sống dưới mái lợp amiăng xi măng tại Brazil. Mẫu nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng ở 6 thành phố khác nhau và sống tối thiểu 15 năm dưới mái nhà fibro xi măng. Kết quả trên 6.000 đối tượng cho thấy, chỉ có 0,5% biến đổi màng phổi được tìm thấy trong hình ảnh chụp X quang lồng ngực. HRCT và kết quả chụp X quang lồng ngực cho thấy các biến đổi nhu mô cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (0,4% với những biến đổi không rõ ràng và 5,3% với những biến đổi khác). Những biến đổi chủ yếu là các bệnh không liên quan đến amiăng như các nốt không rõ ràng, lao phổi, giãn phế quản, Sarcoidosis và các bệnh không cụ thể khác.
Từ các nghiên cứu khoa học và thực tiễn sử dụng amiăng trắng trên thế giới, có thể thấy rằng không có bằng chứng nào cho thấy amiăng trắng trong nước uống có thể làm tăng rủi ro về mặt sức khoẻ. Nhưng trước những thông tin truyền thông về việc tấm lợp fibro xi măng độc hại và đề xuất cấm sử dụng amiăng trắng, các doanh nghiệp sản xuất tấm lợp đã bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Ghi nhận tại nhiều nhà máy sản xuất tấm lợp, các dây chuyền sản xuất đang tạm dừng do hàng còn chất đầy trong kho mà không bán được. Nhiều công nhân của các nhà máy đã bắt đầu bị dừng đóng bảo hiểm, giảm lương hoặc cho nghỉ việc. Chính vì vậy, các đơn vị này đang trông chờ vào một quyết sách cụ thể từ phía Chính phủ để ổn định sản xuất. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng việc ban hành lệnh cấm sử dụng amiăng trắng do kinh tế đất nước còn khó khăn, đặc biệt còn quá nhiều gia đình sống trong cảnh nghèo khó thì những vật liệu xây dựng như tấm lợp fibro ximăng luôn là lựa chọn ưu tiên số 1 của các hộ nghèo. Chính vì thế, việc áp đặt lệnh cấm sẽ đặt ra một bài toàn kinh tế không chỉ với Chính phủ, doanh nghiệp mà còn với bà con nghèo, người thu nhập thấp.
Amiăng là tên thương mại để chỉ chung các khoáng chất silicat dạng sợi có chứa sắt, magie, canxi, hoặc natri. Chúng có thể được chia thành hai nhóm chính là amiăng trắng và amiăng nâu và xanh. Các tính chất hóa học và cấu trúc tinh thể của amiăng khiến loại sợi này có độ kéo cao, độ bền, tính linh hoạt, và khả năng chịu nhiệt, hoá chất và kháng kiềm. Trong khi amiăng trắng dễ dàng bị phân huỷ trong môi trường axit của cơ thể thì nhóm amphibole bền hơn nhiều. Cũng chính vì tính bền vững này mà nhóm này đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới, chỉ còn amiăng trắng được phép sử dụng có kiểm soát. Tại Việt Nam, chỉ có amiăng trắng là loại duy nhất được sử dụng từ trước đến nay. |
Theo Tiền phong
Chia sẻ
Copy link thành công
Ý kiến của bạn
TIN ĐỌC NHIỀU NHẤT
- Xu hướng màu sắc sơn tường năm 2024
- Bản tin VLXD tuần từ 01/01 đến 07/01/2024
- Giá thép trong nước tiếp tục tăng 200.000 đồng/tấn
- Giá vật liệu xây dựng tại Nghệ An Quý III/2023
- Tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao đảm bảo chất lượng an toàn sử dụng
- Hiệp hội Xi măng Thế giới kêu gọi ngành Xi măng giảm phát thải carbon
TIN MỚI
- Thị trường Bất động sản 2024: Triển vọng phục hồi
- Thủ tướng chỉ đạo gỡ khó về định mức, đơn giá, vật liệu xây dựng công trình giao thông
- Giá vật liệu xây dựng tại Ninh Thuận quý III/2023
- Cà Mau: Tăng cường kiểm tra sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
- Vicem tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động SXKD và kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Xi măng Việt Nam
- Quảng Ninh: Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nỗ lực vượt khó
Tin liên quan
- Một số giải pháp chống nóng đơn giản, hiệu quả cho nhà ở (01/06/2017)
- Kinh nghiệm thi công móng nhà tiết kiệm và đảm bảo chất lượng (29/05/2017)
- Hiện tượng sàn nhà bị nồm và cách xử lý (13/03/2017)
- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện như thế nào cho an toàn? (26/11/2016)
- VLXD kém chất lượng: Mối nguy đối với người tiêu dùng (08/11/2016)
- Cẩn trọng với VLXD có bông sợi thủy tinh (04/11/2016)
- Nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm từ xoong, nồi inox kém chất lượng (15/10/2016)
- 15 đồ vật có hại cho sức khỏe mà bạn nên vứt ngay khỏi nhà (12/10/2016)
- Gạch ốp lát giá rẻ, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng (25/08/2016)
- Rủi ro khi tiết kiệm chi phí vật liệu xây dựng cho phần thô (20/08/2016)
Video
Phân biệt các loại gạch ốp lát trên thị trường
đăng ký nhận bản tin
Đăng ký nhận bản tin
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, yếu tố nào thúc đẩy tiêu thụ VLXD hiện nay?
Sàn giao dịch thiết bị vật tư
- Công ty CP Gang thép Cao Bằng mời chào giá chất tăng carbon
- Công ty CP Gang thép Cao Bằng mời chào giá than cốc bột phục vụ sản xuất
- Công ty CP Gang thép Cao Bằng mời chào giá quặng sắt phục vụ sản xuất
- Công ty CP Gang thép Cao Bằng mời chào giá VLCL và thi công lắp đặt hệ thống lò cao
- Công ty CP Gang thép Cao Bằng mời chào giá Vật tư phục vụ sửa chữa lò cao
- Công ty CP Gang thép Cao Bằng mời chào giá quặng sắt phục vụ sản xuất
- Công ty Cổ phần Xây dựng 47 mời chào giá cạnh tranh sản phẩm thép phục vụ thi công
- Công ty CP Gang thép Cao Bằng mời chào giá than cốc luyện kim phục vụ sản xuất