>> Chọn vật liệu chống nóng rẻ mà hiệu quả
>> Chống nóng đơn giản và hiệu quả bằng tôn lạnh
1. Chống nóng cho mái nhà
- Lắp đặt trần nhà sao cho có khoảng cách giữa mái nhà với trần nhà, khoảng cách càng nhiều thì độ nóng vào nhà càng giảm, đặt lỗ thông gió, cửa sổ để giúp đưa nóng ra ngoài nhà tốt, không oi bức.
- Lắp đặt mái hiên chống nóng sẽ rất có hiệu quả trong việc chống nóng.
2. Chống nóng cho tường nhà
- Lắp đặt mái hiên cho tường nhà tại những bức tường nhận ánh nắng trực tiếp từ hướng Nam và hướng Tây.
- Sử dụng sơn cách nhiệt để bảo vệ bề mặt tường.
3. Chống nóng xung quanh nhà
- Trồng cây, cũng là giải pháp tuyệt vời để chống nóng cho ngôi nhà. Tuy nhiên, điều đó rất khó thực hiện đối với nhà ở đô thị có diện tích chật hẹp, giải pháp thay thế là trồng, treo các chậu hoa, đặc biệt các lọai dây leo làm giảm độ nóng cho nhà, giảm việc phải sử dụng máy điều hòa, chọn giống cây thích hợp như hoa tigôn,.. đối với nhà hình ống thì có thể dùng lưới thép gắn chặt cây vào tường để rễ cây bám chặt vào lưới thép và vào tường.
- Trồng cỏ hoặc trải thảm cỏ thay cho đổ
bê tông xung quanh nhà là giúp giảm sự tích lũy nóng và phản chiếu độ nóng hắt từ khu vực xung quanh vào nhà.
4. Tạo cho không khí trong nhà lưu thông thuận lợi
- Mở cửa sổ cho gió thổi vào nhà và mở cửa sổ khác cho gió ra khỏi nhà. Khi gió thổi qua nhà làm cho nhà mát mẻ hơn.
- Không nên đặt các đồ dùng bằng gỗ cao lớn như tủ gỗ cản hướng gió thổi hoặc bít các cửa sổ làm cản hướng gió lưu thông vào nhà.
- Đối với cửa sổ, có thể lắp đặt cửa sổ theo các kích cỡ khác nhau như cửa có cánh kéo lên, hạ xuống hay cửa kéo một bên đều phù hợp với các lọai nhà nhỏ. Cửa sổ thuộc loại mở hết đối với nhà có diện tích rộng tạo điều kiện cho gió vào nhà.
5. Có lỗ thông gió
- Nhà dạng ống thường gặp vấn đề nóng, không khí không lưu thông. Lỗ hổng đàn hồi là đường quan trọng của lỗ thông gió vì lỗ hổng này gắn liền với mọi tầng của nhà cao nhất để cho không khí nóng thoát khỏi nhà và không khí mát sẽ lưu thông qua cửa sổ các tầng lầu, làm cho không khí trong nhà mát.
- Nếu nhà không có lỗ thông gió thì không khí không lưu thông vào nhà, không khí nóng ở trong nhà không có đường ra làm cho căn nhà trở nên nóng bức.
- Xây lỗ mở trên lỗ đàn hồi ở tầng cao nhất của ngôi nhà để không khí nóng thoát ra khỏi nhà. Không khí lạnh vào nhà tạo cho nhà mát mẻ.
6. Các cách bố trí nhà ở thoáng mát
- Xây dựng và
trang trí nhà bằng các
vật liệu chống nóng.
- Đặt vòi phun nước hoặc bộ phận che nắng, nhằm chống nóng và án ánh sáng chiếu thẳng vào nhà.
- Điều chỉnh các góc phòng sao cho thoáng, không khí lưu thông thuận lợi và giải tỏa nóng tốt.
- Sơn tường phòng, lát nền bằng màu nhạt nhằm giảm sự tích lũy nóng và giúp tăng độ sáng cho phòng.
- Phòng ngủ nên đặt theo hướng đông để tránh ánh sáng chiếu vào buổi chiều.
- Phòng để đồ, phòng ủi vải, phòng tắm nên đặt ở hướng tây vì là những ngăn nóng cho các khu vực khác của nhà.
- Phòng nghỉ ngơi, phòng tiếp khác nên đặt ở hướng bắc vì ánh sáng chiếu vào buổi trưa ít nhất so với các khu vực khác.
- Mở lỗ trống nhận ánh sáng tự nhiên thay cho việc lắp đèn lồng.
- Không được đổ bê tông xung quanh nhà vì là nơi tích lũy hơi nóng và đưa hơi nóng vào trong nhà.
7. Chọn thiết bị điện nhằm tiết kiệm điện
- Chọn mua thiết bị dùng điện hoặc dụng cụ có chất lượng cao và tiết kiệm năng lượng.
- Chọn mua cỡ và số lượng vừa đủ với yêu cầu sử dụng cần thiết.
- Đọc hướng dẫn sử dụng và thực hiện cho đúng để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Đóng và rút phích điện thường xuyên khi không sử dụng.
- Địa điểm sử dụng: lắp đặt tại khu vực thích hợp theo tính chất của các thiết bị điện như để tủ lạnh cách tường và các đồ dùng khác ít nhất là 15cm sẽ tiết kiệm được 39% điện năng.
- Không nên đặt hoặc sử dụng dụng cụ tạo nóng trong phòng máy lạnh.
- Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa, lau chùi, bảo quản các thiết bị dùng điện.
VLXD.org (TH)