DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Chứng khoán ngành

Chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán: Thiếu chế tài xử lý

18/04/2011 - 02:05 CH

Khi kết quả kinh doanh năm 2010 của các doanh nghiệp (DN) lần lượt được công bố đã xuất hiện không ít lo ngại về các con số chênh lệch lợi nhuận giữa trước và sau kiểm toán của doanh nghiệp.
Vậy tính minh bạch, chính xác của chính những con số ấy nằm ở đâu đang là vấn đề rất được quan tâm hiện nay.

Lợi nhuận giảm mạnhsau kiểm toán


Tính đến hết ngày 13/4/2011, đã có 442 DN trên tổng số 662 DN trên hai sàn HOSE và HNX đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán năm 2010. Điều đáng lưu tâm là sau khi công bố BCTC kiểm toán, lợi nhuận của nhiều DN đã giảm mạnh.

Trong số các công ty bị giảm lợi nhuận chóng mặt sau kiểm toán, CTCP tập đoàn Sara (mã chứng khoán SRB) đứng hàng đầu, với tỷ lệ hơn 60%. Lợi nhuận sau thuế của SRB chỉ còn 1,4 tỷ đồng so với trên 3,7 tỷ đồng trước đó. CTCP Thủy hải sản Việt Nhật (VNH) và CT CP Ninh Vân Bay (NVT) với lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán giảm hơn 50% so với số liệu đã công bố, kế đến là CTCP đầu tư địa ốc Khang An (KAC) giảm 37,6%... Có một số đại gia trên sàn như Masan (MSN), Quốc Cường Gia Lai (QCG) có lợi nhuận ròng sau kiểm toán 'bốc hơi' gần 32 tỷ đồng tương đương mức giảm 10,62%...

Tiến sỹ Đinh Xuân Hạng (Học viện Tài chính): DN vi phạm phải bị phạt nặng, thậm chí cả truy tố.

Bản thân chất lượng hoạt động thu thập và xử lý thông tin, nhất là công tác kế toán của DN VN chưa được thực hiện tốt. Chất lượng công tác kiểm toán, hoạt động thanh tra giám sát của các Sở giao dịch, UBCK chưa cao vì thế khó có thể đánh giá chính xác chất lượng của DN niêm yết. Tại Sở GDCK Singapore, Mỹ, nếu như DN có sự lệch pha rất lớn của lợi nhuận trước và sau kiểm toán, DN sẽ phải giải trình và nếu lý do khó có thể chấp nhận, bộ phận giám sát của Sở sẽ vào cuộc kiểm tra kỹ hơn, thậm chí có sự phối hợp với cơ quan điều tra. DN vi phạm có thể bị phạt nặng, thậm chí cả truy tố.

Những DN trên đều phải giải trình về sự "lệch pha" trước và sau kiểm toán, song các lý do được đưa ra rất khó thuyết phục như định giá chưa đúng về tài sản, chưa tính đủ chi phí hoạt động, trích lập dự phòng đầu tư tài chính thiếu chính xác… thậm chí có cả lý do... nhầm lẫn!? Chưa kể, trong báo cáo kiểm toán của nhiều DN có không ít ý kiến ngoại trừ như tài sản thiếu chờ xử lý, tài sản thừa chờ giải quyết, hàng tồn không kiểm kê được, tỷ giá biến động… Những ý kiến ngoại trừ này khiến cho các NĐT rất khó thông cảm với những lý lẽ mà các DN đưa ra, bởi họ chính là những đối tượng bị thiệt hại do sự vô tình hay hữu ý của các DN.

Lỗ hổng khó lấp

Nếu như những năm trước chuyện chênh lệch BCTC của DN trước và sau kiểm toán chỉ vài trường hợp, gần đây số lượng các DN phải giải trình sau khi có BCTC kiểm toán ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có DN niêm yết hoặc lãnh đạo DN niêm yết nào bị phạt vì lý do bất nhất số liệu trước và sau kiểm toán. Trừ trường hợp DN bị thua lỗ thì CP bị đưa vào diện cảnh báo, các trường hợp còn lại đều dừng ở mức yêu cầu giải trình vàsau giải trình mọi chuyện lại … hòa cả làng.

Tổng thư ký Hiệp hội Các NĐT tài chính (VAFI), ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, chênh lệch tại BCTC trước và sau kiểm toán của DN có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng vấn đề là các nguyên nhân này lẫn lộn nhau, NĐT thường không phân biệt được.

Thực tế, để giảm bớt tình trạng này, UBCK đã có những quy định như buộc DN niêm yết phải thực hiện soát xét BCTC bán niên (thực hiện từ năm 2010), hay sắp tới sẽ buộc kiểm toán viên phải có giải trình trước ĐHCĐ về những sự sai lệch, nếu có, trong BCTC của DN mình kiểm toán.

Tuy nhiên, những động tác này có lẽ vẫn chưa đủ mạnh để đi đến một chuẩn mực thông tin DN công bố trước và sau kiểm toán.

 PGS.TS Đặng Văn Thanh (Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán VN): Kiểm toán sai phải đền bù cho nhà đầu tư.

Trước đây đã có vụ việc công ty kiểm toán độc lập (KTĐL) kiểm toán Công ty bông Bạch Tuyết. Năm trước nói lãi, ngay năm sau đã nói lỗ nặng, đứng trên bờ vực phá sản. Điều này đã làm xôn xao về chất lượng kiểm toán. Theo tôi, cần phải quy định rõ lại và cần nghiêm khắc hơn trong quy định công ty KTĐL nếu làm méo mó, phương hại lợi ích của bên sử dụng kết quả kiểm toán thì phải đền bù thiệt hại cho NĐT.


NN_Theo KTĐT

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng