DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Chứng khoán ngành

Thương vụ lớn trong chuyển nhượng cổ phiếu

22/04/2011 - 03:05 CH

Trái ngược với không khí buồn tẻ trên thị trường giao dịch tập trung, hoạt động mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu của các cổ đông lớn tại các công ty niêm yết và các công ty thành viên đang diễn ra khá sôi động.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đá ốp lát cao cấp Vinaconex (VCS) vừa thông qua kế hoạch mua lại một phần vốn góp của cổ đông hiện hữu tại Công ty cổ phần Style Stone.

Theo dự kiến, VCS sẽ mua lại 7,59 triệu cổ phần Style Stone. Hiện tại, tổng lượng cổ phiếu Style Stone do VCS nắm giữ là 7,4 triệu cổ phiếu, tương đương 49,33%. Nếu việc mua lại được hoàn tất theo đúng kế hoạch, VCS sẽ nắm 14,99 triệu cổ phiếu Style Stone, tương đương với tỷ lệ 99,93%.

Trong khi đó, Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần FPT cũng đã thông qua phương án chuyển đổi 3 công ty con có cổ phần của FPT thành công ty 100% vốn của FPT. Đó là Công ty cổ phần Hệ thống thông tin FPT (FPT sở hữu 92,26% vốn điều lệ), Công ty cổ phần Phần mềm FPT (FPT sở hữu 66,07% vốn điều lệ), Công ty cổ phần Thương mại FPT (FPT sở hữu 91,79% vốn điều lệ). Sau khi hoàn tất việc hoán đổi, 3 công ty nêu trên sẽ chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do FPT là chủ sở hữu duy nhất. Hoạt động và ngành nghề kinh doanh của các công ty này vẫn giữ nguyên.

Ông Trương Đình Anh, Tổng giám đốc FPT cho biết, FPT đã thuê 1 công ty tư vấn độc lập định giá và xác định phương án chuyển đổi.

Một công ty khác cũng nằm trong “họ” nhà FPT là Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) lại có chiến lược bán cổ phiếu cho đối tác nước ngoài. Theo đó, FPTS đã bán 11 triệu cổ phiếu cho Công ty SBI Securities (Nhật Bản), với giá 45.000 đồng/cổ phiếu. Sau đợt phát hành, SBI Securities nắm giữ 20% cổ phần FPTS, vốn điều lệ của FPT tăng lên 550 tỷ đồng, thặng dư vốn sau phát hành là 385 tỷ đồng.

Theo FPTS, việc chào bán riêng lẻ này nhằm bổ sung vốn cho các hoạt động đầu tư chiều sâu vào hệ thống công nghệ thông tin, tăng cường năng lực tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành, bổ sung vốn lưu động…

Việc FPTS bán được với giá 45.000 đồng/cổ phiếu cũng gây ra nhiều ý kiến khác nhau, bởi đây là mức giá cao nhất, nếu so với thị giá hiện tại của các công ty chứng khoán khác trên thị trường. Một số người cho rằng, đối tác xác định mức giá này dựa trên giá trị tương lai của Công ty, trong khi có ý kiến cho là, thỏa thuận mức giá đã được 2 bên xác định từ thời điểm mặt bằng giá thị trường cao hơn so với hiện nay.

Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) cũng vừa hoàn tất một thương vụ mua bán thông qua việc mua lại hơn 20% cổ phần của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Gia Lai, với mức giá gấp hơn 15 lần mệnh giá.

Một công ty con của Tập đoàn Masan là Masan Consumer dự kiến sẽ bán 10% cổ phần cho Tập đoàn đầu tư KKR với giá 159 triệu USD. Theo đó, Masan Consumer sẽ chào bán riêng lẻ 14.444.444 cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược này.

Masan Consumer là công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN), hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất mì ăn liền (Omachi, Tiến Vua), nước chấm (Chinsu, Nam Ngư)… Cổ phiếu MSN là một cổ phiếu khá “hot” trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn cuối 2010, đầu 2011. Giá cổ phiếu MSN đã tăng từ khoảng 45.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 9/2010 lên gần 90.000 đồng/cổ phiếu hiện nay.


NN_Theo Vneconomy

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng