DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Đầu tư - Chứng khoán

“Nâng đời” cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bằng vốn Nhật

17/09/2013 - 11:19 CH

Việc nâng cấp tuyến giao thông cửa ngõ Thủ đô từ Pháp Vân tới Cầu Giẽ dài 30 km lên chuẩn cao tốc sẽ được thực hiện bằng nguồn vốn FDI Nhật Bản.
Không phải ngẫu nhiên mà quá trình triển khai Dự án Nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức BOT lại chiếm một dung lượng thời gian đáng kể trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản (MLIT) diễn ra tại Hà Nội vào cuối tuần trước.


Nexco - Central được chọn là đối tác nâng cấp tuyến đường
Pháp Vân - Cầu Giẽ lên chuẩn cao tốc

“Ngoài việc là đoạn khởi đầu của tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Dự án Nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ hiện đã được Bộ Giao thông - Vận tải giao Tổng công ty Phát triển đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (Nexco Central) thực hiện theo hình thức BOT”, ông Akihiro Ohta, Bộ trưởng MTIL cho biết.

Cần phải nói thêm rằng, việc nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ từ đường cấp 1 đồng bằng sau 10 năm khai thác lên “chuẩn” cao tốc có quy mô tới 6 làn xe là một trong những dự án đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư hạ tầng trong và ngoài nước.

Từ đầu tháng 6/2012 tới nay, Bộ Giao thông - Vận tải đã nhận được nhiều đề xuất đầu tư nâng cấp tuyến đường cửa ngõ Thủ đô này theo hình thức BOT từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Theo các chuyên gia, sở dĩ Bộ Giao thông - Vận tải chọn Nexco - Central để “gửi vàng” là bởi đây được xem là nhà đầu tư có thực lực nhất từng “gõ cửa” tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực giao thông.

Với tư cách là nhà đầu tư hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, vận hành đường cao tốc, Nexco - Central được kỳ vọng sẽ đưa vào dự án những kinh nghiệm quản lý và công nghệ khai thác hiện đại, bởi đây là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên vào đường cao tốc, theo hình thức BOT.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư này còn có thể tiếp cận nguồn vốn vay dồi dào với mức lãi suất thấp từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

“Bộ Giao thông - Vận tải sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư Nhật Bản triển khai Dự án. Ngay trong tuần tới, đích thân tôi sẽ chủ trì cuộc họp với nhà đầu tư và các cơ quan liên quan để sớm hoàn tất công tác chuẩn bị”, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng cam kết.

Hiện vướng mắc trong quá trình đàm phán giữa Nexco - Central với đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với dự án FDI đường cao tốc này chủ yếu liên quan tới phương án tài chính và xử lý rủi ro.

Trước đó, để tăng tính khả thi cho Dự án, cuối tháng 8/2013, Bộ Giao thông - Vận tải đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ phép Bộ được đàm phán với nhà đầu tư theo hướng: nhà đầu tư thực hiện toàn bộ chi phí đầu tư (bao gồm cả giải phóng mặt bằng) và được phân kỳ theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I của Dự án phải hoàn thành trước năm 2015, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông đang tăng rất nhanh trên tuyến cửa ngõ Thủ đô.

Theo đề xuất của đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư - Ban quản lý dự án Thăng Long, Dự án có tổng mức đầu tư 5.677 tỷ đồng này được phân kỳ thành 2 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn I của Dự án có tổng mức đầu tư 1.593 tỷ đồng sẽ giữ nguyên hiện trạng, cải tạo toàn bộ trắc dọc, mặt đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ. Do mặt bằng cao tốc 4 làn nằm hoàn toàn trong diện tích đã được giải phóng trước đây, trừ vị trí các trạm thu phí, nên tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn I chỉ vào khoảng 1.593 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí xây dựng là 1.185 tỷ đồng.

“Trong giai đoạn tới, tùy điều kiện cụ thể và nguồn lực thực tế, Bộ Giao thông - Vận tải sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, hỗ trợ một phần ngân sách nhà nước để có thể triển khai hoàn thành 6 làn xe trước năm 2020”, lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất.

Theo baodautu.vn

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng