DOITHUONG247 - CỔNG THÔNG TIN TRÒ CHƠI ĐỔI THƯỞNG

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin trong nước

Khô hạn làm thiệt hại hàng trăm tỉ đồng

19/04/2011 - 03:28 CH

Tính đến trung tuần tháng 4, nắng nóng kéo dài đã làm 13.000ha cây trồng tại 12/15 huyện, thị xã, thành phố của Đắc Lắc bị hạn nặng, thiệt hại trên 300 tỉ đồng và gần 5.000 người thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Thiên tai...

Đến giữa tháng 4, các hồ thủy lợi như Cây Sung, Ea Trang, Buôn Hoai, Buôn Briêng v.v... tại huyện Ea H’leo đã cạn trơ đáy, khiến 4.362ha càphê không còn nước tưới. Nông dân huyện này đã phải liên kết đấu nối 4 - 5 máy bơm, sử dụng hàng chục cuộn ống để bơm chuyền với chi phí tăng gấp 4 - 5 lần, nhưng cũng chỉ đủ nước giữ cây chứ không mong gì hái quả.

Còn tại huyện Cư M’gar, hiện tượng kiệt nước hiếm thấy trên suối Ea M’droh cũng làm 230ha cây trồng vụ đông xuân (lúa, bắp, đậu đỗ các loại) khô cháy hoàn toàn trước sự bất lực của nông dân. Theo thống kê của Sở NNPTNT, tính đến chiều 17.4, toàn tỉnh đã có hơn 13.000ha cây trồng bị hạn nặng, gồm 10.415ha càphê và hơn 2.500ha cây trồng ngắn ngày, ước thiệt hại khoảng 331,7 tỉ đồng.

Ngoài ra, 890 hộ dân với khoảng gần 5.000 nhân khẩu tại 34 thôn, buôn của huyện Buôn Đôn đang thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Trước tình hình đó, các huyện đã tổ chức nạo vét kênh mương, tăng cường quản lý và điều tiết nguồn nước, một số địa phương (như Cư M’gar, Cư Kuin...) đã trích ngân sách hỗ trợ nhiên liệu cho nông dân bơm tưới v.v...

Tuy nhiên, Sở NNPTNT dự báo đến cuối tháng 4, tổng diện tích khô hạn trong toàn tỉnh sẽ tăng lên 23.000ha nếu không có mưa to trên diện rộng. Để giảm nhẹ thiệt hại, UBND tỉnh Đắc Lắc vừa có văn bản đề nghị Chính phủ hỗ trợ 100 tỉ đồng sửa chữa khẩn cấp các công trình thủy lợi, mua nhiên liệu, hỗ trợ giống cho các hộ bị mất trắng.


Nông dân huyện Ea H’leo phải sử dụng 4 - 5 máy bơm, chuyền nước qua 4 - 5 cái hồ trung gian để tưới càphê. Ảnh: Đ.T.K

...và nhân tai

Ở Đắc Lắc và cả Tây Nguyên, khô hạn chỉ là chuyện đến hẹn lại lên, ít có năm nào thoát được. Điều đáng nói là chính người nông dân cũng góp phần làm thiệt hại khốc liệt hơn, khi quy hoạch sản xuất đã cảnh báo trước khả năng thiếu nước. Riêng cây càphê, định hướng của Đắc Lắc là khống chế 160.000ha vào năm 2015, nhưng đến thời điểm này đã vọt lên... 192.000ha - tức không giảm mà tăng thêm 12.000ha so với đầu năm 2010.

Hầu hết diện tích trồng mới đều nằm ngoài quy hoạch, ở những vùng đất đai không phù hợp, nguồn nước không đảm bảo. Và rất có thể, mức giá càphê 49.000 đồng/kg - cao nhất trong lịch sử - như hiện nay lại kích thích diện tích bùng nổ vào năm tới. Tuy lợi nhuận không cao như càphê, nhưng thực trạng gieo trồng các loại cây ngắn ngày ở Đắc Lắc trong vụ đông xuân này cũng vượt kế hoạch gần 5.000ha.

Sản xuất không theo quy hoạch, vượt quá sức chịu đựng của tài nguyên cũng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng vào mỗi mùa khô ở Đắc Lắc và cả Tây Nguyên.

TT _ Theo Lao Động

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng